Hà Nội: Thi nghề THPT 2018 phải làm nghiêm như thi THPT quốc gia

KTĐT| 25/08/2018 11:31

“Kỳ thi nghề phổ thông cấp THPT năm 2018 cũng quan trọng như Kỳ thi THPT Quốc gia nên các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc, làm theo đúng quy chế, không ai bị phê bình để hoàn toàn thắng lợi”- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại nhấn mạnh.

Sáng 24/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi, chấm thi và thanh tra kỳ thi nghề phổ thông cấp THPT năm 2018. Theo Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản thông tin: Kỳ thi này toàn TP Hà Nội có tổng số 66.555 thí sinh đã học hết lớp 11 tham gia thi. Kỳ thi này có 137 điểm thi lý thuyết và 96 điểm chấm thi thực hành, với 19 môn thi lý thuyết và 19 môn thi thực hành.
Theo kế hoạch, chiều 28/8, các thí sinh sẽ thi lý thuyết theo hình thức tự luận trong thời gian 45 phút, điểm thi hệ số 1. Thi thực hành theo ca, từ chiều 29/8 đến 1/9, thời gian thi tùy theo từng môn, tối đa 90 phút; học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, điểm thi hệ số 3. Đề thi được ra trong phạm vi nội dung chương trình 1 trong các nghề phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành.
Tại hội nghị này, Phó Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Bùi Quang Thái nhấn mạnh quy trình coi thi, chấm thi thực hành. Theo đó, cán bộ chấm thi cho thí sinh bốc thăm đề thi (đối với môn Tin học); hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ quy định và kiểm tra các vật dụng thí sinh mang vào phòng thi, tuyệt đối không để thí sinh mang vào phòng thi mọi tài liệu, dụng cụ, phôi liệu và vật dụng cấm theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Đối với các môn thi không phải môn Tin học, cán bộ chấm thi số 1 mời 1 thí sinh bốc thăm đề thi thực hành cho cả ca thi; cán bộ số 2 thông báo hỗ trợ kỹ thuật và phục vụ để chuyển phôi liệu cho thí sinh.
Chấm thi thực hành là chấm cả quá trình làm bài của thí sinh để đánh giá thí sinh về chất lượng sản phẩm (6 điểm), thao tác kỹ thuật: đảm bảo nhanh chóng, thành thục, chính xác (2 điểm), an toàn (2 điểm); tuyệt đối không được chỉ chấm sản phẩm thực hành.
Đối với bài thực hành nghề Tin học, mỗi thí sinh lần lượt làm bài trên một máy tính. Sau khi làm bài thi trên máy, cán bộ chấm thi in đầy đủ bài làm của thí sinh ra giấy in bài thực hành Tin học, yêu cầu thí sinh kiểm tra, điền đầy đủ thông tin cá nhân, môn thi, mã đề, ký xác nhận nội dung bài thi vào tờ giấy in bài thực hành Tin học.
Đề kỳ thi diễn ra đảm bảo nghiêm túc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Văn Đại yêu cầu các Trưởng điểm điểm thi kiểm tra kỹ lưỡng về khâu phôi liệu, chuẩn bị đầy đủ những phôi liệu thực hành theo đúng yêu cầu của Sở, hạn chế làm đi làm lại phôi liệu. Đối với nghề May, Móc, Cơ khí phải chuẩn bị phôi liệu một cách cẩn thận. Vì môn thi lý thuyết, thời gian thi diễn ra rất nhanh (45 phút) nên tốc độ làm việc cán bộ coi thi phải rất khẩn trương.
“Các đồng chí trưởng điểm, sau khi kiểm tra cơ sở thực hành, điều kiện thực hành, con người, lịch thi thực hành lưu ý không được dồn ca thì phải có báo cáo thường xuyên và đột xuất về Sở GD&ĐT Hà Nội để xử lý kịp thời tình huống xảy ra” - Phó Giám đốc Phạm Văn Đại nhấn mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Hà Nội: Thi nghề THPT 2018 phải làm nghiêm như thi THPT quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO