Chuyển động Hà Nội

Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024

Đình Thế 19:51 22/10/2024

Ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) Thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động của Đại hội đến các cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương.

20241022-09325820241022094315.jpg
Trưởng ban Dân tộc Thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân thông tin tại họp báo.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thành phố.

Với chủ đề "Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển” đại hội tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc, đại đoàn kết dân tộc; khơi dậy lòng yêu nước, xây dựng, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào dân tộc thiểu số vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá chính xác thành tựu, kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn DTTS và miền núi từ Đại hội lần thứ III, năm 2019 đến nay.

Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc ở các địa phương và của Thành phố giai đoạn 2024 – 2029.

Đồng thời, là dịp để biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, động viên, cổ vũ đồng bào DTTS tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh.

Đại hội lần này sẽ có sự tham dự của 250 đại biểu chính thức, đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô. Có 33/51 thành phần dân tộc, trong đó: Dân tộc Mường: 92 đại biểu; Dân tộc Tày: 44 đại biểu; Dân tộc Nùng: 20 đại biểu; Dân tộc Thái: 15 đại biểu, Dân tộc Dao: 14 đại biểu; Dân tộc Sán Dìu: 9 đại biểu; Dân tộc Sán Chay: 7 đại biểu; Dân tộc Hoa: 6 đại biểu; Dân tộc H’Mông: 5 đại biểu; Dân tộc Thổ: 5 đại biểu; Dân tộc Giáy: 4 đại biểu; Dân tộc Kinh: 4 đại biểu; Các dân tộc Ba Na, Giarai, Khơme, Mảng, mỗi dân tộc 2 đại biểu; Các dân tộc: Bru-Vân Kiều, Chăm, Chứt, Cống, Ê Đê, Khơ Mú, La Hủ, Lào, M’Nông, Mông, Pu Péo, Xinh Mun, Xơ Đăng, Bố Y, Tà Ôi, Mạ, Rơ Măm, mỗi dân tộc 1 đại biểu.

Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 biểu thị niềm tin và quyết tâm: Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục mọi khó khăn thử thách, đoàn kết phấn đấu đẩy nhanh sự phát triển của vùng dân tộc, miền núi, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp và văn minh theo đúng với chủ đề Đại hội là “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”.

Dự kiến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 sẽ được tổ chức trong 2 ngày (4-5/11/2024) tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội sẵn sàng cho Đại hội dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO