Văn hóa - Xã hội

Hà Nội ra mắt tuyến buýt số 05, chạy bằng điện

Duy Minh 10:32 02/02/2025

Từ 01/02/2025, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) chính thức vận hành tuyến buýt điện số 05 (Mai Động – Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội). Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được triển khai mang đến trải nghiệm di chuyển hiện đại – tiện lợi – thân thiện môi trường.

475746399_1014716244031503_8825862014053378283_n.jpg

Sáng ngày (1/2), Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) bằng xe buýt điện.

Tuyến buýt số 05 là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác. Trước đó, ngày 17/1, Transerco đã đưa hai tuyến buýt điện số 39, 47 vào vận hành theo kế hoạch. Hai tuyến mới này đã nhanh chóng được người dân đánh giá tích cực.

Tuyến xe buýt số 05 có cự ly 20,65km, với 11 xe buýt điện sức chứa 30 chỗ (18 ghế) tích hợp nhiều tính năng hiện đại, có thể tùy biến theo yêu cầu của đơn vị vận hành, thực hiện 92 lượt xe/ngày; giãn cách chạy xe 20-25-30 phút/lượt tuỳ từng thời điểm trong ngày.

Bên cạnh ngoại thất hiện đại, đoàn phương tiện xe điện mới có tính năng an toàn vượt trội, sử dụng hệ thống treo khí nén trước/sau, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hỗ trợ phanh khẩn cấp, phân phối lực phanh điện tử, cảm biến chống kẹp cửa, hệ thống biển báo, đèn LED, nút bấm khẩn cấp… Xe có thể hạ thấp sàn xe, tạo thuận lợi cho xe lăn di chuyển lên xuống, đúng tiêu chuẩn xe buýt công cộng văn minh, thân thiện với tất cả mọi người.

Lộ trình tuyến số 05 như sau: Chiều đi: Mai Động – Giải Phóng – Nguyễn Trãi – Trần Duy Hưng – Hồ Tùng Mậu – Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội. Chiều về: Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội – Cầu Diễn – Hồ Tùng Mậu – Nguyễn Trãi – Giải Phóng – Mai Động./.

Bài liên quan
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
(0) Bình luận
  • Danh sách các điểm lắp đặt camera phạt nguội tại Hà Nội
    Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ lắp thêm hơn 40.000 camera giám sát trong giai đoạn 2025-2030 và giai đoạn sau 2030; trong đó có hơn 23.700 camera phục vụ giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
  • Thời tiết mùng 3 Tết: Hà Nội trời rét, trưa chiều trời nắng
    Thời tiết mùng 3 Tết, Thủ đô Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ, trời rét.
  • Chính phủ yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và Lễ hội xuân 2025
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Công điện số 05/CĐ-TTg điện các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam... về việc bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025.
  • Quận Ba Đình dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
    Trong không khí phấn khởi, hân hoan chào đón năm mới Ất Tỵ, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 29/1 (mùng 1 Tết Ất Tỵ), đoàn đại biểu quận Ba Đình đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ.
  • Hà Nam rực rỡ sắc màu trong đêm Giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
    Tối ngày 28/01/2025, tại Quảng trường Trung tâm Hành chính tỉnh Hà Nam, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Hà Nam - Sắc xuân hội tụ" đã diễn ra thành công rực rỡ, thu hút hàng ngàn người dân và du khách tham dự. Sự kiện, do UBND tỉnh Hà Nam đầu tư và tổ chức, đã mang đến một đêm Giao thừa ngập tràn sắc màu và cảm xúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Rắn trong nghệ thuật tạo hình
    Chuyện cổ tích Việt Nam kể rằng Thạch Sanh giết được mãng xà trong miếu thờ trừ họa cho dân làng, lại bị Lý Thông hãm hại và tranh công. Câu chuyện đã được hình tượng hóa bằng nghệ thuật tranh khắc gỗ và in trên giấy bản để nhiều người có dịp treo trong dịp Tết. Hình tượng rắn dữ dằn, rõ là một con rắn hổ mang bành, thân uốn khúc miệng phun lửa, đại diện cho Thần Ác. Cách chọn gam màu nóng đã thể hiện cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác gay go, đẫm máu.
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Về làng Đồng Kỵ, xem người dân rước "ông pháo" khổng lồ
    Sáng mùng 4 Tết, hàng vạn người dân và du khách tấp nập đổ về phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để cùng chứng kiến lễ hội rước pháo truyền thống. Đây là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống ở Bắc Ninh, khởi đầu cho một năm mới nhiều tài lộc, may mắn.
  • Liveshow thiện nguyện "Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025" diễn ra tại Cung Điền Kinh Mỹ Đình
    Chương trình có sự góp mặt của dàn sao nổi tiếng như: Ca sĩ Mỹ Tâm, Đan Trường, Noo Phước Thịnh, Quốc Thiên, Bùi Công Nam, Hà Lê, nhóm nhạc Dalab…
Đừng bỏ lỡ
  • Dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi
    Sáng 1/2 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì, Hà Nội), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cùng các đại biểu đã dâng hương tưởng nhớ Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn nhân kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trang trọng Lễ rước kiệu đền Hai Bà Trưng
    Sáng 1/2 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), nghi thức rước kiệu Hai Bà Trưng năm 2025 mở đầu cho lễ kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
  • Ban mai
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ban mai của tác giả Nguyễn Bình Phương.
  • 9 lễ hội đặc sắc của Hà Nội
    Là một địa danh ngàn năm văn hiến, những lễ hội truyền thống ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác. Như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân Thủ đô, chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Ra mắt phần 2 phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước"
    Với độ dài 2 tập (20 phút/tập), bộ phim tái hiện 1 giai đoạn lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô với giấy thông hành mang tên người thợ ảnh “Chen Vang”.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
Hà Nội ra mắt tuyến buýt số 05, chạy bằng điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO