Đời sống văn hóa

Hà Nội: ngày càng nhiều “Gia đình văn hoá” làm kinh tế giỏi

Ly Ly 16:24 28/07/2023

Về xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, hỏi thăm từ đầu làng ai cũng biết gia đình anh Trần Huy Hoa - hộ gia đình nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” tiêu biểu của xã. Là một người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và nhiệt huyết với công việc, anh đã cùng vợ con làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, cùng nhau chung tay xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Phát triển kinh tế gia đình vững mạnh làm nền tảng

Năm 1989, sau khi học xong THPT, chàng thanh niên Trần Huy Hoa lên đường nhập ngũ. Đến năm 1991, anh bộ đội Hoa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, xây dựng gia đình và bắt đầu khởi nghiệp bằng sản xuất kinh doanh quần áo trẻ em.

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, anh quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Theo anh Hoa suy nghĩ, phát triển kinh tế gia đình vững mạnh chính là nền tảng cơ bản để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc;

Với tâm niệm như vậy, anh Hoa luôn trăn trở, tìm tòi sách báo, tích cực học hỏi anh em, bạn bè, đặc biệt là thường xuyên xâm nhập thực tế tại một số địa phương trong và ngoài Thành phố để tìm hướng đi mới, phù hợp vừa phát huy được lợi thế vốn có của địa phương, vừa đáp ứng với nhu cầu thị trường.

1(1).jpg
Xưởng sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái

Và rồi, “Trời cao không phụ lòng người có tâm, có tài”, sau một thời gian không ngừng nghiên cứu, tìm tòi cùng với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Hoa đã tìm được hướng đi mới cho xưởng sản xuất của gia đình mình, đó là chuyển từ sản xuất quần áo trẻ em sang sản xuất thú nhồi bông vào năm 1996.

Thế nhưng, không phải con đường thành công nào cũng trải đầy hoa hồng, thời gian đầu, cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái gặp không ít thách thức, khó khắn bởi: vốn ít, công nhân chưa có kinh nghiệm; trang thiết bị, máy móc phục phụ sản xuất còn thiếu, khó tìm nguồn nguyên liệu đầu vào …

Không chùn bước trước khó khăn, anh Hoa chủ động tìm nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, máy móc; từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, anh mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; khích lệ động viên công nhân nâng cao tay nghề. Nhờ đó, cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường.

Anh Hoa khiêm tốn chia sẻ: “Để có được những “trái ngọt” như ngày hôm nay, trước hết là nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước, Thành phố; sự chỉ đạo, quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương và hơn hết là sự nỗ lực, tận tâm cống hiến của tập thể người lao động tại cơ sở sản xuất của chúng tôi”.

3.jpg
Lễ kỷ niệm 25 thành lập Cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái

Làm giàu không phải là quá khó, trụ lại trên mảnh đất tổ tiên để lập nghiệp vẫn có thể thành công nếu những gia đình nông dân biết nắm bắt thời cơ, dám nghĩ, dám làm. Sau nhiều năm nỗ lực, đến nay, cơ sở thú nhồi bông Hoa Thái sản xuất mỗi ngày từ 500 đến 700 con thú nhồi bông các loài vật đủ các kích cỡ khác nhau, phù hợp với nhu cầu của khách hàng; giải quyết công ăn, việc làm thường xuyên cho trên 100 công nhân của địa phương và các xã lân cận với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/thán. Sản phẩm thú nhồi bông Hoa Thái đã có mặt hầu khắp thị trường miền Bắc.

Con cháu hiếu thuận là gia đình có phúc

Không chỉ nổi tiếng tại địa phương bởi là hộ sản xuất kinh doanh giỏi mà gia đình anh Hoa còn được biết đến bởi là gia đình văn hoá hạnh phúc được bà con quý trọng, yêu mến. Là gia đình “có điều kiện” nhưng anh Hoa và các thành viên trong gia đình có lối sống giản dị, hoà nhã; luôn đoàn kết, giúp đỡ hàng xóm làng giếng; yêu thương, đùm bọc người lao động.

Anh Hoa luôn gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước; xứng đáng là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất, đó là có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt. Cùng với đó, cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái tích cực hưởng ứng tham gia công tác nhân đạo từ thiện do các cấp, các ngành và địa phương phát động.

Gia đình anh Hoa hiện có 3 thế hệ chung sống. Anh luôn răn dạy các con: “Con cháu hiếu thuận là gia đình có phúc. Dù có thành công đến đâu đi chăng nữa mà không có hiếu với ông bà cha mẹ thì cũng xem như bỏ đi”.

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Chính vì vậy, bản thân vợ chồng anh luôn ý thức rằng, mình phải gương mẫu đi đầu cho con cháu noi theo. Anh còn mẹ đẻ và mẹ vợ đều đã ngoài 80 tuổi. Mặc dù không trực tiếp ở cùng nhưng anh thường xuyên quan tâm, chăm sóc và dành những điều kiện tốt nhất cho họ. Các con anh đều ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ và thành đạt. Con lớn đã xây dựng gia đình và sinh con. Con thứ hai đang học chuyên ngành thạc sĩ Ngôn ngữ Anh tại Trường Đại học Hà Nội.

8.jpg
Ông Trần Huy Hoa (vị trí thứ 6 từ trái sang phải) nhận khen thưởng của Thành phố cho Gia đình truyền thống, gia đình văn hoá - hạnh phúc tiêu biểu năm 2023

Trong Lễ tuyên dương Gia đình văn hoá – hạnh phúc tiêu biểu Thủ đô năm 2023 vừa qua, gia đình anh Trần Huy Hoa vinh dự là một trong số 90 gia đình tiêu biểu được Thành phố lựa chọn khen thưởng. Anh Hoa tâm sự: “Tôi cảm thấy rất phấn khởi, tự hào và biết ơn Đảng và Nhà nước; Thành phố, các cấp chính quyền địa phương đã luôn quan tâm tới công tác xây dựng gia đình, vinh danh gia đình văn hoá tiêu biểu. Đối với tôi đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên và lan toả sâu rộng phong trào xây dựng gia đình văn hoá no ấm, bình đẳng, hòa thuận, hạnh phúc trong nhân dân; từ đó thúc đẩy quá trình phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; người Việt Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính năm 2024
    Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động của Tuần “Đại đoàn kết dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.
  • Huế: Hơn 16.500 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024
    Từ khi phát động đến nay Ban tổ chức đã nhận được 16.358 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc và 265 bài dự thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2024 từ các em học sinh tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 700 liền anh, liền chị tham gia Liên hoan các làng Quan họ Bắc Ninh
    Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 15/11, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan các làng Quan họ thực hành tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh lần thứ Nhất - 2024.
  • Triển lãm tôn vinh “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”
    Giới thiệu hơn 150 tài liệu, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến công chúng tại triển lãm “Dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Hà Nội: ngày càng nhiều “Gia đình văn hoá” làm kinh tế giỏi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO