Hà Nội kết nối hạ tầng giao thông với tuyến đường sắt trên cao

Tuyết Mai (TTXVN/VIETNAM+)| 12/11/2018 17:38

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội Cát Linh - Hà Đông có vai trò quan trọng nối trung tâm thành phố Hà Nội với quận Hà Đông, là trục giao thông huyết mạch phía Tây, có mật độ giao thông đông đúc nhất thành phố, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động từ cuối năm nay.

Hà Nội kết nối hạ tầng giao thông với tuyến đường sắt trên cao
Người dân Thủ đô lên tàu để đi thử. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, việc kết nối giao thông với tuyến đường sắt đô thị này như thế nào để phát huy hiệu quả đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.

Tổ chức lại mạng lưới xe buýt

Với chiều dài toàn tuyến 13,08km đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa hai làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng-Đại học Quốc gia-Vành đai 3-Thanh Xuân 3-Bến xe Hà Đông-Hà Đông-La Khê-Văn Khê-Bến xe Hà Đông mới) và khu đềpô tại phường Phú Lương (quận Hà Đông).

Thường xuyên phải di chuyển trên tuyến đường này để đến cơ quan gần phố Cát Linh, anh Văn Lập vui mừng cho biết sẽ bỏ xe máy chuyển sang đi tàu đường sắt khi tuyến đường sắt trên cao đi vào hoạt động. Tuy nhiên, anh Lập e ngại nếu việc tiếp cận tuyến đường sắt này khó khăn sẽ là hạn chế trong việc thu hút hành khách.

“Hạ tầng giao thông kết nối, tiếp cận với ga đường sắt chưa thuận tiện, nhất là tại các ga có tuyến giao thông chính, mật độ phương tiện giao thông cao như ga Cát Linh, Láng, Vành đai 3, Yên Nghĩa. Các biển chỉ dẫn giao thông đối với tuyến đường sắt đô thị phía ngoài các nhà ga còn thiếu. Hạ tầng xe buýt chưa hoàn thiện và thuận tiện cho việc kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, nhất là hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia vận tải hành khách công cộng", anh Văn Lập chia sẻ.

Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết Sở đã có phương án tổ chức lại mạng lưới xe buýt để tăng cường kết nối với tuyến đường sắt đô thị này, tạo điều kiện cho hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng thuận lợi hơn, giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân cũng như áp lực giao thông trên tuyến.

Theo phương án ban đầu, khoảng 30 tuyến buýt được tổ chức lại để tăng cường kết nối với 12 nhà ga, trong số này có năm tuyến song hành sẽ được điều chỉnh giảm 50% dịch vụ tương đương với giảm 20 xe/giờ/hướng, tăng tần suất của ba tuyến kết nối với ga Yên Nghĩa (72, 91, 102), mở thêm ba tuyến từ ga Yên Nghĩa tới các khu vực chưa có xe buýt.

Việc tổ chức kết nối buýt theo phương án sẽ tạo điều kiện kết nối cho hành khách từ các nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đến các vị trí khác nhau trong thành phố, đồng thời giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, xe buýt vào từ cửa ngõ Tây Nam thành phố, áp lực giao thông vì thế cũng sẽ giảm.

Việc tổ chức giao thông dọc tuyến cũng được tăng cường đảm bảo vừa thuận tiện cho các thành phần giao thông chung, đồng thời tăng cường tiếp cận cho hành khách đi tàu. Giao thông đi bộ dọc hành lang và quanh nhà ga sẽ được cải thiện.

Để tăng cường khả năng thu hút hành khách và hạn chế hơn nữa phương tiện cá nhân, Sở Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục nghiên cứu khảo sát để tăng cường kết nối trên phạm vi toàn mạng lưới, để hành khách có thể đi tới các vị trí khác nhau trên địa bàn thành phố chỉ sử dụng ít tuyến nhất và với thời gian ngắn nhất.

Sở cũng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tạo các điểm giao thông tĩnh tại các điểm dừng, nhà ga trên toàn mạng lưới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách trung chuyển từ phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng vận tải hành khách công cộng và ngược lại. Sở sẽ tăng cường hơn nữa cải thiện cơ sở hạ tầng đi bộ để hành khách tiếp cận thuận lợi an toàn tại các điểm dừng và nhà ga trên toàn hệ thống.
Hà Nội kết nối hạ tầng giao thông với tuyến đường sắt trên cao
Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn bốn toa. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Hoàn thiện hạ tầng, bổ sung điểm đỗ xe

Khi tuyến đường sắt đi vào hoạt động, việc gửi xe máy như thế nào để lên tuyến đường sắt này là quan tâm của chị Hoài Thương ở khu đô thị Đại Thanh, quận Hà Đông cũng như nhiều người khác khi muốn sử dụng phương tiện đi lại này.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cơ bản các khu gian nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đều có thể bố trí đỗ xe máy, xe đạp phục vụ hành khách tại gầm cầu thang hoặc vỉa hè xung quanh. 10/12 ga sẽ bố trí diện tích để hành khách gửi xe đi tàu. 

Chỉ có ga La Thành (trên phố Hoàng Cầu) là bị hạn chế (bên phải không thể bố trí, bên trái chỉ có thể bố trí ở gầm cầu thang); ga Thượng Đình bên phải không đỗ được xe (vướng khu vực cổng chợ). Tại các vị trí ga không bố trí được điểm đỗ xe, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ đề nghị UBND quận, nơi có nhà ga nghiên cứu, đề xuất vị trí phù hợp.

Để khuyến khích hành khách chuyển từ sử dụng các phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, nhất là đường sắt đô thị Cát linh-Hà Đông, Sở Giao thông Vận tải đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ tiếp cận các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị trong khoảng cách 100-500m của các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Hà Nội cũng tính toán cải thiện trạm dừng xe buýt tới gần các ga đường sắt; cải thiện hành lang cho việc lưu thông xe buýt, nhà chờ, hệ thống sơn kẻ, cầu vượt, cải tạo vỉa hè, lòng lề đường, cây xanh, chiếu sáng, tổ chức giao thông; bãi đỗ các phương tiện giao thông cá nhân cho hành khách sử dụng đường sắt đô thị...

Ngoài ra, để khắc phục các hạn chế của hạ tầng kết nối với tuyến đường sắt, Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cần nghiên cứu bổ sung hệ thống biển báo, biển dừng đỗ xe khu vực các nhà ga để thuận tiện cho hành khách, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực; rà soát, điều chỉnh các đỉểm chờ xe buýt cho phù hợp với các nhà ga tạo thuận tiện cho hành khách.

Giảm tải cho tuyến cửa ngõ

Theo Sở Giao thông Vận tải, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông theo thiết kế có nhiều ưu điểm vượt trội rất hấp dẫn cư dân đô thị hiện nay.

Cụ thể, tuyến vận tải này có năng lực vận chuyển cao, gồm đoàn tàu có bốn toa sức chứa tối đa 1.000 người (tương đương khả năng vận chuyển của 12 xe buýt sức chứa lớn hoặc gần 500 xe máy hoặc hơn 200 ôtô cá nhân), với tần suất chạy 5 phút/chuyến, có thể vận chuyển trên 12.000 người/giờ/hướng.

Tuyến thiết kế chạy với tốc độ 30-80 km/giờ, vượt trội hơn hẳn tốc độ trung bình của các phương tiện giao thông trên cùng hành lang (xấp xỉ 20km/h). Tuyến này chạy trên đường riêng, không xung đột với các thành phần giao thông khác, đảm bảo đúng giờ giấc theo biểu đồ.

Giá vé được xây dựng phù hợp với khả năng đi lại của đại bộ phận nhân dân và áp dụng chính sách miễn, giảm giá vé như với các tuyến buýt và buýt nhanh BRT hiện nay. Cụ thể sẽ miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật và người có công với cách mạng; giảm 50% giá vé tháng cho học sinh, sinh viên, người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên và công nhân các khu công nghiệp; giảm 30% cho hành khách mua vé tháng tập thể (từ 30 người trở lên).

Với ưu thế vượt trội của loại hình đường sắt, kết hợp với việc thường xuyên rà soát, tổ chức mạng lưới xe buýt hợp lý và tổ chức giao thông tiếp cận tốt, hoạt động của tuyến đường sắt này sẽ thu hút mạnh mẽ các thành phần đang tham gia giao thông hiện nay sử dụng dịch vụ này, thông qua đó sẽ giảm tích cực số lượng phương tiện cá nhân và số lượng xe buýt trên tuyến, góp phần giảm áp lực giao thông trên tuyến cửa ngõ Tây Nam thành phố.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội kết nối hạ tầng giao thông với tuyến đường sắt trên cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO