Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông

KTĐT| 03/09/2020 10:45

Với 4 công trình: Đường Vành đai 2 trên cao, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở; Vành đai 3 đi thấp bằng cầu qua hồ Linh Đàm; Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt, nhiều điểm nghẽn giao thông của Hà Nội đã và đang được giải quyết triệt để.

Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Ảnh: Thanh Hải
Xóa nút cổ chai tồn tại 23 năm
Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt và hoàn thiện tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài khởi công ngày 8/10/2019, mặt bằng được bàn giao toàn bộ trong tháng 6/2020. Ngày 28/8, công trình được khánh thành và đưa vào sử dụng, xóa nút cổ chai tồn tại từ năm 1997 trên tuyến đường Nguyễn Văn Huyên.
Sau hơn 10 tháng triển khai thi công, công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào khai thác sử dụng với 10 làn xe. Trong đó 4 làn xe cơ giới trên cầu và 6 làn xe cơ giới và hỗn hợp dưới đường (hiện trạng trước khi xây dựng cầu thì tuyến đường Nguyễn Văn Huyên chỉ có 3 làn xe cơ giới và khu vực này thường xuyên bị ùn tắc trong giờ cao điểm). Công trình được lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội gắn biển chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9 và chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Ảnh: Thanh Hải
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Ảnh: Thanh Hải
Dự án hoàn thiện đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao giữa đường Nguyễn Văn Huyên và đường Hoàng Quốc Việt hiện nay và trong tương lai khi thông tuyến đường vành đai 2,5. Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch được duyệt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy.
Ấn tượng từ một công trình xã hội hóa
Dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã được cơ quan chức năng của Hà Nội nghiên cứu từ năm 2012. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đến tháng 4/2018, dự án mới chính thức được khởi công.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dự án bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng; tổng chiều dài 5,4km. Sau 6 năm chờ đợi, bước ngoặt đã đến khi dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT; có tổng vốn đầu tư vào khoảng 9.400 tỷ đồng. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; UBND TP Hà Nội giao Tập đoàn Vingroup thực hiện. Đến nay, đoạn tuyến trên cao Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở đã hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào khai thác, góp phần quan trọng giải tỏa áp lực giao thông trên đường Trường Chinh và đồng bộ năng lực lưu thông Vành đai 2.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Giám đốc dự án (của Liên danh nhà thầu Trung Nam E&C - Trung Chỉnh) Trần Văn Giầu cho biết: “Quá trình thực hiện, nhà đầu tư đã thuê hẳn một đơn vị đánh giá độc lập, song hành với tư vấn giám sát để thẩm định. Có thể nói chất lượng thi công đã vượt qua những bước kiểm duyệt vô cùng ngặt nghèo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn”. Ông Trần Văn Giầu cũng cho hay, quá trình thi công dự án gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng và giao thông, do địa hình chật hẹp, lại nằm trên trục đường có lưu lượng giao thông rất lớn. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thi công, các công tác liên quan đến an toàn đã được bảo đảm tuyệt đối.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Giải quyết điểm nghẽn tại cửa ngõ phía Nam
Vành đai 3 từ lâu đã là một trong những tuyến giao thông trọng yếu nhất của Hà Nội với cả hai hướng lưu thông trên cao, dưới thấp. Tuy nhiên, tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, do Vành đai 3 chưa được hoàn thiện, đoạn tại khu vực hồ Linh Đàm đã hình thành một điểm nghẽn trong nhiều năm.
Tháng 11/2019, Dự án Vành đai 3 đi thấp bằng cầu qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường trên cao đã được khởi công. Đây là dự án trọng điểm, nhằm giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút Pháp Vân, giải quyết tình trạng UTGT tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm. Đồng thời khép kín đồng bộ tuyến đường Vành đai 3 khu vực hữu ngạn sông Hồng, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và hạn chế UTGT trên địa bàn TP Hà Nội.
Đến nay, hai cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm đã cơ bản được hợp long; nhánh kết nối với đường trên cao đã thành hình. Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện hạng mục đường dẫn; nút giao với đường Nguyễn Xiển; hạng mục bổ sung đường dành cho xe máy... UBND quận Hoàng Mai cũng đã kiến nghị TP cho xén dải phân cách, mở rộng đường Hoàng Liệt để đồng bộ năng lực lưu thông tuyến Vành đai 3 dưới thấp, đoạn từ Giải Phóng - Cầu Dậu.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng tiến độ dự án đến nay rất khả quan, sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 10 tới để chào mừng ngày Lễ kỷ niệm giải phóng Thủ đô 10/10.
Đường trên cao kết nối đến cầu Thăng Long
Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định 2660 ngày 3/9/2013. Phạm vi xây dựng dự án từ nút giao Mai Dịch đến cầu Thăng Long dọc theo dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng thuộc quận Cầu Giấy và Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với tổng chiều dài hơn 5,3km.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Công trình có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,831km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,6m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m. Dự án được xây dựng với quy mô 4 làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 100km/giờ.
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
Đến nay, hai gói thầu xây lắp của dự án đang khẩn trương thi công, sản lượng đạt hơn 90%, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2020 và tổ chức thông xe trước ngày 10/10/2020. Trước đó, Dự án Vành đai 3 dưới thấp Mai Dịch - Nam Thăng Long cũng đã được Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 10/2019.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội gỡ hàng loạt nút thắt giao thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO