Hà Nội: Gìn giữ, phát huy nét đẹp gia đình văn hoá thời kỳ mới

kinhtedothi| 23/06/2022 09:23

Gia đình Đỗ Thị Dụ (Phúc La - Hà Đông) đang sống trong một nhà gồm 4 thế hệ, gồm có 39 thành viên. Tuy 4 thế hệ với những cách sống, cách suy nghĩ khác nhau, nhưng gia đình bà Dụ luôn biết nhường nhịn, thương yêu nhau.

Ngày 22/6, nhân dịp kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2001- 28/6/2022, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương các Gia đình Văn hóa tiêu biểu.
Buổi gặp mặt gia đình văn hoá tiêu biểu Hà Nội. Ảnh: Minh An.
Buổi gặp mặt gia đình văn hoá tiêu biểu Hà Nội. Ảnh: Minh An.

Nét đẹp gia đình tứ đại đồng đường

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều mô hình gia đình mới được hình thành như gia đình tam đại đồng đường, gia đình hạt nhân, gia đình của các ông bố, bà mẹ đơn thân... Mô hình gia đình “tứ đại đồng đường” truyền thống tuy ít đi nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị đạo đức, giáo dục và có những thay đổi theo sự phát triển của xã hội.

Bà Đỗ Thị Dụ (80 tuổi, phường Phúc La – quận Hà Đông) mặc áo dài và vấn tóc theo phong cách truyền thống của phụ nữ Hà Nội xưa đến buổi gặp mặt gia đình tiêu biểu của Hà Nội. Nhiều năm qua, bà Đỗ Thị Dụ đang sống trong một nhà gồm 4 thế hệ. Đên nay, gia đình bà Đỗ Đình Dụ gồm có 39 thành viên, trong đó có 11 con trai, con gái, con dâu, con rể, 15 cháu trái, cháu gái, cháu dâu, cháu rể, có 12 chắt. Tuy 4 thế hệ với những cách sống, cách suy nghĩ khác nhau, nhưng bà Đỗ Thị Dụ cho biết: Gia đình tôi luôn biết nhường nhịn, thương yêu nhau, tạo không khí vui vẻ, êm ấm trong gia đình. Các thành viên trong gia đình luôn gắn bó thương yêu, đùm bọc, hòa thuận, luôn tôn trọng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Bà Đỗ Thị Dụ (80 tuổi, phường Phúc La – quận Hà Đông).
Bà Đỗ Thị Dụ (80 tuổi, phường Phúc La – quận Hà Đông).

Gia đình điều chỉnh văn hoá bằng tình cảm; làng điều chỉnh văn hoá bằng dư luận; Nhà nước điều chỉnh văn hoá bằng pháp luật. Đó là 3 trụ cột tạo nên bản sắc bền vững của văn hoá dân tộc, mà gia đình là nơi khởi nguồn của sự hình thành, định hình, bảo lưu, bồi đắp các giá trị.

PGĐ Sở VH&TT Hà Nội Trần Thị Vân Anh

Hiện nay, nhiều gia đình tam tứ đại đồng đường vẫn duy trì nét đẹp truyền thống song đã có sự gợi mở, thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Nhiều năm nay, gia đình bà Ngô Thị Yên (82 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn duy trì 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Bà Yên sinh được 5 người con, trong đó, 2 cô con gái đầu đã lấy chồng xa. Vợ chồng bà chung sống với vợ chồng, con cháu của 3 người con trai. 10 thành viên cùng sinh hoạt chung nhưng vẫn luôn ấm êm, hạnh phúc.

Trong gia đình, bà không sắp xếp công việc cho mỗi người mà ai cũng chủ động, tự giác làm. Khi thấy có hiểu lầm giữa các con cháu, bà Yên là người “cầm cân”, gọi con ra phân tích, ôn tồn chỉ bảo. “Tôi luôn nghiêm khắc nhắc nhở con cháu không được nặng lời, có chuyện gì phải bình tĩnh chia sẻ rõ ràng, nhờ vậy mà mọi người đều hiểu nhau hơn. Bản thân tôi cũng phải làm gương cho con cháu, không đối xử bất công, nặng nhẹ với bên nào, không trách mắng, lớn tiếng với các con. Nếu trong nhà luôn giữ nếp nhà thì mọi người sẽ đồng lòng, hoà thuận vui vẻ bên nhau” – bà Ngô Thị Yên chia sẻ.

Gia đình bà Ngô Thị Yên.
Gia đình bà Ngô Thị Yên.

Nhà bà Ngô Thị Yên có đủ điều kiện để con cháu ra ở riêng nhưng các con, ngay cả con dâu của bà cũng đều không muốn tách ra khỏi đại gia đình này. Đến đầu năm 2021, khi vợ chồng anh con út Nguyễn Văn Trung chào đón con trai đầu lòng, bé hay khóc đêm nên ít nhiều ảnh hưởng đến các thành viên khác. Do đó, bà Yên đề nghị các con ở riêng để các con trải nghiệm ít nhiều tính tự lập, tự chủ hơn, có không gian riêng thoải mái, tiện hơn cho sinh hoạt, công việc đặc thù của mỗi nhà. Hơn 1 năm nay, bà Yên ở với gia đình con trai lớn.

Dù vậy, đều đặn cuối tuần, các con cháu lại sắp xếp công việc để tề tựu về nhà anh cả, cùng nhau chuẩn bị bữa cơm gia đình. Đặc biệt, các thành viên trong gia đình luôn giữ mối liên lạc với nhau, dành cho nhau sự tôn trọng, đều đặn quan tâm, hỏi han sức khỏe của mẹ. Dịp nghỉ lễ, đại gia đình bà lại tổ chức đi du lịch để gắn kết tình cảm. 

Nhân rộng gia đình văn hoá

TP Hà Nội, đang trong xu thế hội nhập sâu rộng và đổi mới mạnh mẽ, công tác Gia đình Thủ đô đối diện với nhiều thách thức. Vì vậy, trong những năm qua, công tác gia đình đã được Thành ủy, HĐND và UBND TP quan tâm chỉ đạo, bằng việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình công tác của Thành ủy trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, như: Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy nhiệm kỳ Đại hội XIV; Chương trình số 04-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XV, XVI và Chương trình 06-CTr/TU nhiệm kỳ Đại hội XVII về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025”.

Theo Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và giáo dục - Sở VH&TT Hà Nội Bùi Minh Hoàng: Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng thời phát huy vai trò tích cực của gia đình đối với sự phát triển xã hội, TP chủ trương và tập trung xây dựng triển khai, thực hiện 3 nội dung cốt lõi, đó là: Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng Gia đình văn hóa và xây dựng các mô hình văn hóa, trong đó lấy con người làm hạt nhân, gia đình là nền tảng; hoàn thiện các mẫu hình văn hóa là kiến tạo môi trường lành mạnh để phát triển, đáp ứng với tiến trình xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh.

Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện nhiều Gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực, như: Gia đình không bạo lực, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không tệ nạn xã hội, gia đình hiếu học, gia đình làm kinh tế giỏi… là những điểm sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Ngày 21/6/2022, Sở VH&TT Hà Nội có Quyết định só 477/QĐ-SVHTT về việc tặng Giấy khen cho các gia đình tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2022. Theo đó, Sở VH&TT Hà Nội tặng Giấy khen hộ 30 gia đình tiêu biểu. Mức tiền thưởng thực hiện theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
Hà Nội: Gìn giữ, phát huy nét đẹp gia đình văn hoá thời kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO