Hà Nội: Độc đáo nơi đàn ông sinh ra để làm nghề may vá

Laodong| 18/04/2019 08:02

Làng Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người thiết kế, chuyên tâm tạo mẫu áo dài ở đây lại chủ yếu là đấng mày râu.

Nghề may áo dàiđã gắn bó với người dân Trạch Xá từ rất lâu và đã trở thành nghề truyền thống của làng từ bao đời nay. Từ khi lập làng, dân Trạch Xá đã có một quy tắc bất di, đó là nghề may vá chỉ truyền cho con trai.

Lý giải về điều này, ông Đỗ Minh Thường (47 tuổi, làng Trạch Xá) chia sẻ: Nghề may vá xưa kia chỉ giành cho nam giới bởi vì nghề này thường nay đây mai đó. Chỉ cần chiếc kéo, tấc vải, cái vạch, kim chỉ là có thể “hành hương” đi may vá ở bất cứ nơi đâu. Ngược lại thân con gái phận yếu nên không thể phiêu bạt đi muôn dặm trường.

Ông Đỗ Minh Thường gắn bó với nghề đã 35 năm.
Ông Đỗ Minh Thường gắn bó với nghề đã 35 năm.

Chỉ cần những dụng cụ như thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là người Trạch Xá có thể làm nghề may ở bất cứ nơi đâu.
Thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là những dụng cụ cơ bản để may vá.

“Nghề may ở Trạch Xá muốn học cũng rất gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì, tận tâm của cả người học lẫn người dạy. Áo dài ở đây chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng tay hết. Để có thể thạo nghề thì phải mất cỡ 3-4 năm trời ròng rã gắn bó với cây kim, sợi chỉ”  - ông Thường chia sẻ.

Áo dài Trạch Xá chủ yếu vẫn được may vá bằng tay, giữ nguyên nét truyền thống.
Áo dài Trạch Xá chủ yếu vẫn được may vá bằng tay, giữ nguyên nét truyền thống.

Ông Thường cho biết thêm, ngày xưa khi chưa có máy móc hỗ trợ thì mất khoảng 4 ngày mới xong một cái áo hoàn chỉnh. Nhưng giờ thì khác, đối với những người đã thạo nghề thì có thể may được 3 chiếc trong một ngày.

Ở Trạch Xá, từ trẻ con đến người già ai cũng yêu và gắn bó với nghề. Những đứa trẻ sáng dạ, khéo léo thì 15 tuổi đã có thể may được chiếc áo dài đẹp.

Ông Thường say mê trong công việc của mình.
Ông Thường say mê trong công việc của mình.
Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.
Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.

Theo ông Lê Văn Duẩn, công việc này khó khăn nhất là công đoạn may đường tà, bởi phải khâu sao cho “trong dán hồ ngoài phô trứng rận”. Nghĩa là người khâu phải thật khéo léo, cẩn trọng để khi lật bên trong lì như được dán hồ. Mặt ngoài thì mũi chỉ đều tăm tắp như trứng con rận. Thậm chí dùng chỉ khác màu để khâu mà cũng không bị lộ đường khâu.

Ông Lê Văn Duẩn cùng con trai đang tỉ mẩn làm đơn hàng khách đặt.
Những người trẻ cũng đang tỉ mỉ làm đơn hàng khách đặt.

Được biết, những người nghệ nhân trong làng thạo nghề đến mức không cần đo chỉ cần nhìn người là có thể may vừa khít. Người dân ở Trạch Xá vẫn thường ca tụng ông Tạ Văn Khuất - người được vinh dự được mời vào cung may áo dài cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Dù phải đứng cách xa, nhưng với cách ước lượng chính xác, ông vẫn may được những bộ áo dài vừa vặn và đẹp mắt.

Với sự hỗ trợ của máy móc, sản phẩm được nhanh chóng hoàn thiện.
Với sự hỗ trợ của máy móc, sản phẩm được nhanh chóng hoàn thiện.
“Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc” - chị Hải chia sẻ.
Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc.
Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn.
Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn.
Áo dài Trạch Xá được may cẩn thận trong từng vạt áo.
Áo dài Trạch Xá được may cẩn thận trong từng vạt áo.

Những vạt áo, tà áo dài được may tỉ mỉ từng nốt chỉ, đều tăm tắp như in là niềm tự hào của người dân làng Trạch Xá. Những người nghệ nhân già trong làng, vẫn ngày ngày truyền trao bí quyết cho con, cho cháu. Bởi họ tin rằng, còn gìn giữ được những nét đẹp làng nghề mình là hồn cốt tà áo dài Việt Nam sẽ chẳng bao giờ mất đi.

Bài liên quan
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Độc đáo nơi đàn ông sinh ra để làm nghề may vá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO