Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đi đầu trong thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ về bảo hiểm xã hội

Kim Thoa (T/h) 09:16 24/05/2023

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, Hà Nội có hơn 104.000 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); cũng là địa phương có số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng lớn nhất cả nước.

h5.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và Hà Nội chủ trì cuộc làm việc. (ảnh: hanoimoi.com.vn)

Chiều 23/5, Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc với Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương về tình hình thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.

Ủy viên Trung Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến; Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An và Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, Hà Nội có hơn 104.000 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); cũng là địa phương có số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng lớn nhất cả nước. 

Ước tính đến hết năm 2023, số người tham gia BHXH trên địa bàn thành phố là 2.218.675 người, tăng 544.836 người (tương ứng tăng 32,6%) so với năm 2018, chiếm 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH. Số người tham gia BHTN là 2.054.556 người, tăng 468.272 người (tương ứng tăng 29,5%) so với năm 2018, chiếm 39% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội là 656.085 người, chiếm khoảng 52,5% số người sau độ tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được nâng lên, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương. Hệ thống chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội từng bước được hoàn thiện, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tăng nhanh qua từng năm.

Trong 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ, mặc dù tình hình kinh tế của Thủ đô và đất nước bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn, tác động đến việc làm, nợ BHXH… Song việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn được BHXH Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; đưa chỉ tiêu tham gia BHXH, BHTN là một trong những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn được quan tâm, chú trọng. Việc giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân được thực hiện kịp thời, đúng quy định, không để tồn đọng hoặc phản ánh việc chậm, chưa giải quyết, những thắc mắc của công dân đều được giải đáp thỏa đáng. Qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn Thủ đô.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/TU, với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể triển khai cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố.

Với vị thế, vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội hiện trên 105 nghìn đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH với trên 1,9 triệu người. Hà Nội cũng là địa phương có số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng lớn nhất cả nước; đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách về BHXH, BHTN đa dạng với nhiều cán bộ cấp cao, cán bộ lão thành cách mạng, tướng lĩnh quân đội, công an... nghỉ hưu; số tiền chi trả trung bình 3.000 tỷ đồng/tháng của trên 590 nghìn người thụ hưởng.

Đáng chú ý, năm 2022, nhằm khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo đảm cuộc sống khi về già, thành phố Hà Nội hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH 30% đối với người thuộc hộ nghèo; 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và 10% đối với các đối tượng khác. 

“Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, UBND thành phố, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác phát triển người tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn thành phố đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng số thu BHXH, BHTN giai đoạn 2018-2023 đạt 292.934 tỷ đồng; trong đó, năm 2022, số thu là 54.214 tỷ đồng (tăng 15.417 tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2018); ước năm 2023 thu 60.183 tỷ đồng.

Số người tham gia BHXH chiếm 45% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia BHTN chiếm 39% lực lượng lao động trong độ tuổi. Số người hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội chiếm khoảng 52,5% số người sau độ tuổi nghỉ hưu.

Kết luận buổi làm việc, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An – Trưởng đoàn khảo sát ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đồng bộ, toàn diện, tích cực trên nhiều mặt của thành phố Hà Nội trong thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW. Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của Hà Nội, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, đoàn khảo sát sẽ tiếp thu để gửi đến Chính phủ, Quốc hội phục vụ quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Đồng thời cũng đề nghị thành phố Hà Nội sớm hoàn thiện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW để để gửi đoàn khảo sát.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
  • [Inforgaphic] Mô hình sơ đồ tổ chức chính quyền xã thuộc Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025
    Theo Luật số 72/2025/QH15 tổ chức chính quyền địa phương đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 16/6/2025; Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 1/7/2025, Thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới. Theo đó, mô hình tổ chức chính quyền xã của Thành phố Hà Nội từ 1/7/2025 đã có sự thay đổi khi Thành phố triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đi đầu trong thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TƯ về bảo hiểm xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO