Hà Nội đặt mục tiêu tạo việc làm cho 162.000 người lao động năm 2023
Kim Thoa (T/h)|08/02/2023 07:44
Để đạt mục tiêu này, TP Hà nội đề ra nhiều giải pháp bao gồm: Hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ về lao động và chuyên gia, hỗ trợ phát triển thị trường lao động; giải quyết việc làm thông qua các nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường tuyên truyền nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống sàn giao dịch việc làm; tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động…
Trong quý I/2023, hệ thống Sàn giao dịch việc làm sẽ tổ chức 53 phiên giao dịch việc làm hàng ngày từ thứ hai đến thứ 6 hàng tuần. Trong đó có 1 phiên giao dịch việc làm online; 1 phiên giao dịch việc làm chuyên đề; 1 phiên giao dịch việc làm lưu động; giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 432 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7.200 lao động.
Năm 2023 được dự báo là năm khó khăn đối với phát triển kinh tế Thủ đô. Vì thế để tạo 162.000 việc làm cho người lao động trong năm nay, TP Hà Nội tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với người lao động. “Hà Nội sẽ hình thành mạng lưới thông tin thị trường lao động trực tuyến hiện đại để kết nối cung cầu lao động. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là nguồn lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, phát triển mạnh khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh chóng tạo ra việc làm và thu hút người lao động vào sản xuất. Các làng nghề truyền thống được phát triển theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, kết hợp giữa phát triển làng nghề với phát triển du lịch để tạo việc làm cho người lao động” – Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Tây Nam cho hay.
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, thời gian qua, đơn vị đã chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động. Trong đó, tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động, tích cực hỗ trợ, duy trì việc làm ổn định cho người lao động. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố tham mưu UBND thành phố ban hành các quyết định bổ sung, phân bổ nguồn vốn ngân sách bổ sung và phân bổ vốn ngân sách thành phố năm 2022 ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội. Từ đó, hỗ trợ đáng kể người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong việc vay phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Đồng thời, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức hoạt động hệ thống sàn giao dịch việc làm. Quan tâm đầu tư trường chất lượng cao, nghề trọng điểm... để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Thủ đô.
Chiều 8/1, Ngày hội "Cùng nhau làm nên Tết” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và nhãn hàng Bia Saigon tổ chức đã diễn ra tại Công viên Thống Nhất. Chương trình đã chia sẻ phần quà tới 500 công nhân Thủ đô.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.