Chuyển động Hà Nội

Hà Nội đã phê duyệt 1.074 dự án nâng cấp hệ thống y tế, cải tạo trường học và tôn tạo di tích

Kim Thoa (T/h) 08:45 31/05/2023

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo ...

nnn.jpg
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/GH

Sáng 30/5, Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của Hà Nội.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, giai đoạn 2021-2030, ngân sách Thành phố đã bố trí trên 15.156 tỷ đồng (37,4% kế hoạch). Trong đó, đã bố trí trên 1.649 tỷ đồng thực hiện 23 dự án cấp Thành phố; đã bố trí trên 13.506 tỷ đồng hỗ trợ cấp huyện thực hiện 746 dự án. Ngân sách cấp huyện đã bố trí vốn đối ứng để thực hiện các dự án Thành phố hỗ trợ vốn là trên 2.137/6.045 tỷ đồng (đạt 35% kế hoạch).

Tính đến ngày 28/5, đã phê duyệt chủ trương đầu tư với 1.074/1.310 dự án thuộc 3 lĩnh vực (nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích), đạt 82%; phê duyệt quyết định đầu tư 851 dự án (đạt 65%); triển khai xây dựng 554 dự án (42,3%). Đã hoàn thành 218 dự án trong giai đoạn 2021-2022; dự kiến năm 2023 có thêm 339 dự án hoàn thành.

Đối với lĩnh vực y tế, chỉ tiêu giường bệnh/1 vạn dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII: Năm 2020, số giường bệnh/vạn dân của Thành phố đạt 27,1 giường bệnh/vạn dân. Hiện nay, Hà Nội có 22.796 giường bệnh, tỉ lệ 27,5 giường bệnh/vạn dân.

Trong lĩnh vực giáo dục, tính đến tháng 5.2023, tỉ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn thành phố đạt 72,4% (1.624/2.248 trường). Trong đó, mầm non là 71,3%, tiểu học là 67,7%, trung học cơ sở là 79,7% và trung học phổ thông là 36,3%.

Về tồn tại, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, quá trình triển khai một số dự án còn gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, do biến động giá nguyên vật liệu nên một số dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với kế hoạch.

Tỉ lệ bố trí vốn đối ứng của các đơn vị trong năm 2021, 2022 và đầu năm 2023 chưa tương ứng với tỉ lệ thành phố đã hỗ trợ và chưa đáp ứng đủ vốn trách nhiệm của ngân sách cấp huyện để hoàn thành dự án (do thu ngân sách huyện còn khó khăn, nguồn thu từ đất không đạt kế hoạch, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án 100% ngân sách cấp huyện).

Tại hội nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, còn một số dự án còn vướng mắc về quy hoạch, cụ thể như một số dự án lĩnh vực giáo dục, y tế vướng mắc về quy hoạch (trên địa bàn quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Xuân, Long Biên) do phải điều chỉnh quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch phân khu được phê duyệt; Một số di tích chưa được phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ. Do vậy, một số quận, huyện, thị xã chưa có cơ sở để lập dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích.

Việc hoàn thiện thủ tục đầu tư như: Dự án Phục dựng không gian Điện Kính Thiên phải xin ý kiến Unesco. Công tác lập hồ sơ Dự án bảo tồn phục dựng thành hào khu di tích Cổ Loa phức tạp. Dự án bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu - phương án thiết kế thi tuyển chưa phù hợp với quy hoạch chi tiết do Thủ tướng Chính phủ duyệt.

Ngoài ra, chưa có hướng dẫn về suất đầu tư của Bệnh viện chuyên khoa, chưa xác định danh mục, cấu hình trang thiết bị phù hợp với quy mô bệnh viện, ảnh hưởng tới tiến độ dự án lĩnh vực y tế; 7 dự án trường phổ thông có nhiều cấp học tiên tiến, hiện đại chưa trình hồ sơ đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư do chưa được phê duyệt tiêu chí xây dựng. Việc đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng đạt tiêu chí trường công lập đạt chuẩn quốc gia khó khăn do quỹ đất còn hạn chế.

Một số di tích chưa được phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25.12.2018 của Chính phủ. Do vậy, một số quận, huyện, thị xã chưa có cơ sở để lập dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích.

Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình nhận định, để  triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích, các sở, ngành, quận huyện đã vào cuộc rất tích cực, tập trung tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc. Theo tiến độ các sở, ngành và địa phương báo cáo cho thấy, tiến độ các dự án cơ bản đảm bảo theo yêu cầu.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND Thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ về kết quả, đặc biệt là về số liệu, tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc để tập trung đưa ra các giải pháp, trong đó, chú trọng ngay vào bước phê duyệt chủ trương đầu tư, đấu thầu, thi công. 

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đã phê duyệt 1.074 dự án nâng cấp hệ thống y tế, cải tạo trường học và tôn tạo di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO