Hà Nội chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng cho học sinh

Theo Tuyết Mai (TTXVN)| 10/09/2019 14:34

Tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tính đến ngày 10/9, toàn thành phố Hà Nội có 554 trường hợp mắc tay chân miệng, giảm so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cảnh báo, bắt đầu mùa tựu trường đến cuối năm là thời điểm có thể ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng gia tăng, đặc biệt là nguy cơ lây lan trong các trường mầm non. 
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế quận Cầu Giấy và các giáo viên hướng dẫn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh đồ dùng học tập, đồ chơi phòng bệnh tay chân miệng tại trường mầm non Dịch Vọng Hậu. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN

Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc ngành triển khai các biện pháp tích cực, chủ động phòng, chống tay chân miệng từ nay đến cuối năm 2019.

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch tay chân miệng cho Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; chú trọng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Đồng thời, Sở yêu cầu Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tại địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong trường học, nhất là các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ… trên địa bàn.

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh miền Trung như: Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch lớn, đặc biệt vào lúc thời tiết chuyển mùa. Bệnh tay chân miệng đã và đang là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ, bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng bao gồm: Sốt có thể từ 1- 3 ngày hay 5 - 7 ngày tùy diễn biến của từng bệnh, kèm theo trẻ nổi nốt loét trong miệng khiến trẻ đau, quấy khóc, kém ăn và nổi hồng ban bóng nước ở những vị trí đặc trưng khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, đùi, bẹn hay bộ phận sinh dục ngoài.

Khi trẻ có dấu hiệu nặng như quấy khóc, sốt cao liên tục, li bì, vật vã, hôn mê, da xanh tái hay khó thở, thở nhanh, run tay chân, đi loạng choạng, nôn khan, khó nuốt, không ăn uống được cần ngay lập tức đưa tới điều trị tại các cơ sở y tế; tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với người bị tay chân miệng hoặc những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Với trẻ đang bị mắc tay chân miệng cần cách ly trẻ ở nhà 10 ngày, không nên đưa trẻ đến lớp hay nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

Bệnh tay chân miệng lưu hành quanh năm nhưng thường ghi nhận số mắc cao vào các tháng 9, 10, 11. Đây cũng là thời điểm trẻ nhỏ và các em học sinh bước vào năm học mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng cho học sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO