Hà Nội - cái nôi của nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước

T. Minh/HNM| 14/03/2018 21:58

Ngày 14-3, tại Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018) và ôn lại truyền thống nhiếp ảnh Thủ đô.

Cách đây 65 năm, ngày 15-3-1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, đặt nền móng cho sự phát triển của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam.
Hà Nội - cái nôi của nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước
Ông Đặng Đình An - Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội.

Kể từ đó đến nay, nhiếp ảnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các nhà nhiếp ảnh Việt Nam đã hoà cùng nhân dân cả nước tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Những bức ảnh không chỉ trở thành thông tin sống động mà còn là nhân chứng lịch sử của sự nghiệp cách mạng dân tộc.

Hàng nghìn nghệ sĩ và nhà hoạt động nhiếp ảnh Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, từ thế hệ nhà nhiếp ảnh lão thành, các nghệ sĩ - phóng viên chiến trường và thế hệ các nhà nhiếp ảnh trong thời kỳ đổi mới đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nền nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hàng nghìn tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc đã được trao giải thưởng cao quý tại các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế, khẳng định vai trò của nhiếp ảnh trong đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời xác lập vị trí của nhiếp ảnh Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Hà Nội - cái nôi của nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước
Nhà thơ Bằng Việt Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (bên trái ảnh) trao Huy chương Vàng SDF tại cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 2 Nordic Digital Circuit cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Toản 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội Đặng Đình An khẳng định, trải qua 65 năm, nhiếp ảnh Thủ đô trở thành nơi hội tụ và là cái nôi của nhiếp ảnh cả nước. Trong đó, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội là một trong những đại diện lớn nhất của phong trào nhiếp ảnh Thủ đô. Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội có thể tự hào về thế hệ lớp nghệ sĩ đi trước như: các nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, Nguyễn Duy Kiên, Nguyễn Tiến Lợi, Võ An Ninh, Đinh Đăng Định… và các thế hệ nghệ sĩ tiếp theo đã và đang phát huy truyền thống 65 năm nhiếp ảnh để xây dựng đội ngũ xứng tầm thời đại... 

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh của Thủ đô đã trở thành những nhân chứng lịch sử, nhiều người trong số họ đã ngã xuống vì những tác phẩm nhiếp ảnh sống mãi với thời gian. 6 nghệ sĩ của Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 24 nghệ sĩ được tặng Giải thưởng Nhà nước.

Cũng tại lễ kỷ niệm, Ban Tổ chức đã trao bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Toản, người vừa được trao Bằng Danh dự GPU cho tác phẩm Thiên nhiên ở Vân Long và Huy chương Vàng SDF cho tác phẩm Chế biến tương Bần, tại cuộc thi ảnh quốc tế lần thứ 2 Nordic Digital Circuit diễn ra tháng 11-2017.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội - cái nôi của nghệ thuật nhiếp ảnh cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO