Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hanoimoi| 17/09/2021 09:52

“Ngày xưa chill phết” là tên chương trình trò chuyện trực tuyến với các ca sĩ Việt nổi tiếng được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 1-9. Mặc dù có nội dung hấp dẫn song ngay từ những số đầu lên sóng, chương trình đã vấp phải sự phản ứng của khán giả bởi cái tên “đá” tiếng Anh.

“Chill” là một từ tiếng Anh được các bạn trẻ sử dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây. Theo trang wikigioitre.com, từ “chill”, nghĩa gốc, được dùng để miêu tả cảm giác lạnh, nhưng thường được giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội như một từ lóng với nghĩa thư giãn, dễ chịu hoặc chỉ những người dễ tính... Dẫu vậy, từ này chưa quen thuộc với số đông đến mức có thể đưa vào tên một chương trình truyền hình trên sóng quốc gia.

Chính vì thế, một nhà phê bình văn học đã thẳng thắn bày tỏ sự bức xúc của mình trên trang cá nhân, rằng: “Tôi yêu tiếng nước tôi” là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có một cách giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt là không chen tiếng nước ngoài một cách lố lăng. Theo ông, chúng ta có đủ từ tiếng Việt để diễn tả nghĩa của chương trình, đảm bảo vừa dễ hiểu vừa "bắt tai"...

Quan điểm nói trên được rất nhiều người đồng tình bởi dù là chương trình dành cho đối tượng khán giả nào thì khi phát sóng trên truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng cần phải dùng ngôn từ chuẩn mực để hướng khán giả đến những khái niệm, văn phong... thuần Việt. 

Đây không phải là lần đầu tiên việc đặt tên “nửa tây, nửa ta” bị công chúng phản ứng. Trước đó, trào lưu đặt tên bài hát, ca sĩ “đá” tiếng Anh cũng đã bị phê bình...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”; hay “ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta”. Người mong rằng mỗi người dân Việt Nam đều có ý thức bảo vệ tiếng Việt cả trong giao tiếp cũng như viết báo, làm văn..., “không nên dùng tiếng ngoại quốc khi có thể dùng tiếng ta”. Lời dạy của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO