Giáp Dần

Nguyễn Phi Khanh – nhà thơ trữ tình, nhân đạo
Trong văn học thời Trần - Hồ, Nguyễn Phi Khanh là tác giả xuất sắc đại diện cho dòng thơ trữ tình và nhân đạo, nói nhiều đến nhân dân với tấm lòng ưu ái nhất. Nguyễn Phi Khanh sinh khoảng năm 1355 và mất vào khoảng năm 1428. Về năm sinh, năm mất của Nguyễn Phi Khanh, nhiều sách, báo ghi không thống nhất. Thí dụ, có sách cho rằng ông sinh năm 1336 và mất năm 1408. Ở đây chúng tôi theo Thơ văn Lý – Trần (Tập III, 1978).
  • Trần Lư – ông tổ nghề sơn
    Giữa nội Thành Hà Nội, số nhà 11 phố Hàng Hòm là ngôi đền Hà Vĩ mà dân phố gọi nôm là “đền cụ tổ nghề sơn”.
  • Trần Anh Tông – hoàng đế, thi nhân một thời thịnh trị
    Trần Anh Tông (1276 - 1320), tên thật là Trần Thuyên, con trưởng vua Trần Nhân Tông và là vị vua thứ tư triều đại Trần. Ông lên ngôi năm 1293, khi đất nước đã trải qua ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và bước vào thời kỳ củng cố, ổn định, phát triển. Trong 21 năm ở ngôi vua, ông biết tự tu dưỡng, lo sửa sang chính sự, coi trọng người hiền tài, mở mang việc học, quan tâm đời sống chúng dân, đối xử mềm dẻo với nhà Nguyên, giữ vững nền độc lập tự chủ, khiến cho văn hiến đất nước Đại Việt ngày một thịnh đạt. Ông chịu nhiều ảnh hưởng đạo Phật, gắn bó với giới tăng lữ, ham đọc kinh sách nhà Phật và tiếp tục cho xây dựng nhà chùa.
  • Thủ phủ Ứng Thiên nay ở đâu?
    Câu thành ngữ “Thăng Long tứ phủ” đã khẳng định một cách tự hào về bốn vùng đất đã làm nên tứ trụ vững vàng của đế kinh. Đó là phủ Tây Hồ, phủ Hoài Đức, phủ Thường Tín, phủ Ứng Thiên. “Ứng Thiên” có nghĩa là “đáp lời, nghe theo, làm theo đề xướng của… Trời, tức là của vua, của triều đình!”. Phủ Ứng Thiên chính là nơi cung cấp sức người sức của dồi dào cho Nhà nước.
  • Chùa Kim Giang (quận Hoàng Mai)
    Chùa Kim Giang có tên chữ là Diên Phúc tự thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO