Giáo viên chờ “cơ chế” để được chi trả lương

Mộng Thường| 07/12/2017 13:17

Giáo viên thì thiếu trầm trọng, chỉ tiêu biên chế không được tăng thêm, nhiều trường đứng trước nguy cơ thiếu người dạy. Điều đáng nói, hơn 150 giáo viên hợp đồng tại huyện Ia Grai (Gia Lai) đang vất vả vì sự nghiệp trồng người đã 3 tháng nay không hề nhận được đồng lương… Dù rằng ngân sách được trích xuất nhưng vẫn … để đó, vì chưa có cơ chế để chi trả.

Giáo viên hợp đồng …không được trả lương

Là một giáo viên đã gắn bó với ngôi trường mẫu giáo 17/3 (Thị trấn Ia Kha, Ia Grai) hơn 10 năm, cô T. (GV hợp đồng trường MN 17/3) cho biết, đã hơn 3 tháng nay cô và nhiều giáo viên hợp đồng khác chưa được nhận lương. Trong khi đó, 2 con nhỏ đang cần tiền đóng học, mọi chi phí sinh hoạt đều đè nặng lên đôi vai của người chồng. “Nếu tiếp tục như không có lương thì chắc tôi phải bỏ nghề. “Yêu nghề, yêu trẻ” nhưng trên vai tôi còn gia đình nên cần có đồng lương để sống, để trang trải nữa…”.

Một cô N (giáo viên tiểu học Ia Kha, Ia Grai): “Hợp đồng thì đã ký kết. Thế nhưng, em đi làm đã hơn 3 tháng mà lại không có một đồng lương để đổ xăng. Gia đình cũng đã khuyên nên bỏ việc, nhưng em vẫn cố bám trụ vì em đã dành 4 năm để đeo đuổi giấc mơ ở trường sư phạm, học hành ra trường chỉ mong được đứng lớp dạy các em học sinh. Em mong muốn lãnh đạo cấp trên tạo điều kiện để chi trả quyền lợi cho chúng em… để chúng em yên tâm công tác”.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cho biết: năm 2017 -2018 thiếu 11 giáo viên nhưng không có thêm chỉ tiêu biên chế. UBND huyện Ia Grai đã hợp đồng 8 giáo viên để phục vụ công tác giảng dạy tại trường. Nếu như học kỳ tới hủy bỏ hợp đồng thì lượng giáo viên biên chế tại trường sẽ phải tăng thêm giờ, tăng thêm tiết,… hơn số lượng tiết dạy theo quy định (một năm tăng không quá 200 tiết – PV). Điều này cũng trái với quy định về thời gian giảng dạy của giáo viên và cũng không có cơ chế nào chi trả cho việc giảng dạy quá số lượng tiết tăng theo quy định… Nói chung là có rất nhiều bất cập…

Giáo viên chờ “cơ chế”... chi trả lương hơn 3 tháng
Nhiều giáo viên hợp đồng vẫn đang chờ cơ chế để được chi trả lương

Hơn 3 tháng không lương, các giáo viên trên địa bàn Ia Grai và một số địa phương khác phải đi làm thêm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho chi phí sinh hoạt. Cuộc sống tạm bợ này liệu có thể có kéo dài được bao lâu, khi quyền lợi của các thầy cô chưa được chi trả…Trong lúc đợi các Sở, ban, ngành xin ý kiến thì các giáo viên vẫn hàng ngày chật vật với cuộc sống mưu sinh để bám trụ với bục giảng.

Tiền chi trả còn nằm chờ … cơ chế

Lý giải việc này ông Nguyễn Văn Chè - Phó phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện Ia Grai cho biết, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, UBND huyện, phòng giáo dục đã lên kế hoạch để dự trù tuyển dụng một số giáo viên hợp đồng nhằm đáp ứng việc thiếu giáo viên trên địa bàn theo định mức được giao. Tuy nhiên, gần đây Trung ương đã có Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Ban chấp hành Trung ương quy định: “Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã sử dụng hết số biên chế sự nghiệp được giáo, không được thực hiện hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.”

Chính vì Kết luận này đã khiến cho các địa phương “dở khóc, dở cười”, nhất là đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục. “Trước đó, khi tuyển dụng giáo viên hợp đồng, UBND huyện Ia Grai đã chuẩn bị ngân sách để chi trả cho các giáo viên hợp đồng trên địa bàn. Nhưng khi có kết luận này yêu cầu không được trả lương giáo viên hợp đồng bằng ngân sách, nếu huyện trả thì sẽ sai quy định. Vì vậy, huyện đã làm văn bản gửi Sở Tài chính, Sở Nội vụ để xin ý kiến…”, ông Dương Mah Tiệp - Chủ tịch huyện Ia Grai cho hay.

Theo văn bản số 1114/UBND của huyện Ia Grai gửi lên cho Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có nêu, hiện trên địa bàn huyện Ia Grai có 250 giáo viên, nhân viên hợp đồng. Trong đó giáo viên là 165 người, còn lại là nhân viên y tế, thiết bị, văn thư, bảo vệ, kế toán, cấp dưỡng… Do tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng, rất nhiều đơn vị trường học trên địa bàn huyện Ia Grai đã phải hợp đồng thêm giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, từ đầu năm học 2017 - 2018, hàng trăm giáo viên, nhân viên vẫn chưa nhận được lương theo hợp đồng lao động…

Được biết, phòng giáo dục và đào tạo huyện Ia Grai cũng đã có tờ trình lên UBND huyện và phòng tài chính để xin hơn 3,8 tỉ để chi trả lương cho giáo viên, nhân viên hợp đồng từ tháng 9 đến tháng 12 năm học 2017 - 2018. UBND huyện Ia Grai cũng đã dành ngân sách để trả, nhưng đang chờ ý kiến từ cấp trên để có cơ chế chi trả.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Giáo viên chờ “cơ chế” để được chi trả lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO