Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam

VNN| 15/12/2020 08:43

Gần đây, nhiều đối tượng nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sống bằng nhiều nghề phạm pháp, hoạt động có tính chất băng nhóm, trong đó có người Hàn Quốc.

Những vụ người Hàn ra tay tàn độc

Đến nay cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã làm rõ bản chất vụ doanh nhân Hàn Quốc Jeong In Cheol (SN 1985) giết người đồng hương rồi phi tang xác, giấu trong vali xảy ra cuối tháng 11, tại khu dân cư Him Lam, quận 7. 

Hiện xuất hiện lời khai của bị can Jeong In Cheol rằng, đã cho nạn nhân Han Tong Duk (SN 1993) mượn 2,7 tỷ đồng, với thoả thuận trong vài ngày mức lãi suất lên đến gần 1 tỷ đồng. Nghĩ rằng, Han Tong Duk cố ý quỵt nợ nên Jeong In Cheol ra tay tàn độc.

Về tình tiết lời khai này, cơ quan CSĐT cần thời gian điều tra, làm rõ thêm. Tuy nhiên, đây có thể nói là dấu hiệu của hành vi “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” mà pháp luật Việt Nam quy định.

Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam
Doanh nhân Hàn Quốc Jeong In Cheol khai, giết đồng hương phân xác giấu trong vali vì nợ nần.

Cuối năm 2019, cũng một vụ người Hàn Quốc gây án tàn độc nhắm vào đồng hương xảy ra ở quận 7, nơi tập trung khá đông người Hàn Quốc sinh sống, làm việc.

Đối tượng Lee Hyeong Won (SN 1990, quốc tịch Hàn Quốc) sát hại cả gia đình người đồng hương. Won bị bắt sau 5 ngày gây án và khai báo bản thân là đầu trộm, đuôi cướp.

Lee Hyeong Won nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch, làm nhiều nghề kiếm sống. Bốn năm trước, Lee Hyeong Won quen biết với gia đình bà Jung Yuong Sook (SN 1970) thông qua cộng đồng người Hàn Quốc tại TP.HCM và biết gia đình này giàu có, sinh sống tại căn biệt thự ở đường Nội khu Hưng Phước 1, phường Tân Phong, quận 7.

Lâm vào cảnh túng thiếu, một đêm cuối năm, Lee Hyeong Won leo tường rào đột nhập vào nhà bà Jung Yuong Sook trộm tài sản.

Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam
Đối tượng Lee Hyeong Won giết dã man cả gia đình đồng hương để cướp tài sản

Khi bị vợ chồng bà Jung Yuong Sook lần lượt phát hiện hành tung, Lee Hyeong Won dùng dao tước đoạt mạng sống của cả hai. Đứa con gái 16 tuổi của vợ chồng nạn nhân đã bị Lee Hyeong Won khống chế để tìm chỗ cất tài sản nhưng may mắn chạy thoát ra ngoài nên thoát chết.

Lee Hyeong Won còn cướp thêm chiếc ô tô làm phương tiện tẩu thoát. Nhưng trong đêm đó, tại khu vực cầu Thủ Thiêm, quận 2, Lee Hyeong Won đã đốt ô tô phi tang.

Lee Hyeong Won sau đó đã lấy trộm 2.000 đô la của người đồng hương cùng trọ với ý định chạy trốn khỏi Việt Nam nhưng bị bắt giữ nhanh chóng.

Nhiều băng nhóm Hàn Quốc như tội phạm xã hội đen

Một lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM tiết lộ, thông qua các hoạt động nghiệp vụ, quản lý địa bàn đơn vị này phát hiện một số đối tượng Hàn Quốc có dấu hiệu hoạt động tội phạm như băng nhóm xã hội đen, có tổ chức. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: cho vay nặng lãi, bảo kê, đòi nợ thuê, cờ bạc…

Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, số đối tượng Hàn Quốc hoạt động phạm tội rất tinh vi, khó phát hiện nên cực kỳ khó xử lý. Bởi các đối tượng tội phạm Hàn Quốc chỉ nhắm vào cộng đồng Hàn Quốc tại Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội. Nạn nhân cũng không dám đứng ra tố cáo bởi lo ngại bị cô lập trong hoạt động làm ăn và sự an nguy của người thân ở quê nhà.

Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam
 Bộ ba trùm cờ bạc người Hàn Quốc thiết lập hoạt động cờ bạc qua mạng để "hút máu" những người đồng hương

Một vụ án điển hình, cách đây không lâu, Công an quận 2 đã khám phá vụ băng nhóm người Hàn Quốc xử đồng hương theo kiểu xã hội đen.

Vì mâu thuẫn làm ăn, Park Gun Huk gọi điện thoại về Hàn Quốc nhờ băng nhóm giang hồ của Im Tae Woon để sang Việt Nam xử người đồng hương Kim Kyong Man. Im Tae Woon mang 6 đàn em nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch, thuê khách sạn ở ngay quận 2 chờ ra tay.

Thời điểm rạng sáng, nhóm 7 người của Im Tae Woon đeo khẩu trang, tay cầm búa, đột nhập vào nhà của Kim Kyong Man ở phường Thảo Điền, quận 2. Chúng không tìm thấy Kim Kyong Man nên đi các phòng, khống chế 6 người, tất cả đều là quốc tịch Hàn Quốc và áp giải xuống tầng trệt, trói hết lại.

Một nạn nhân vùng vẫy truy hô thì chúng đánh thương tích rồi cướp đi một số tài sản. Thấy tình hình bị động, nhóm giang hồ Hàn Quốc bỏ chạy thoát thân nhưng lực lượng địa phương phát hiện, kịp thời truy đuổi, bắt giữ được 2/7 đối tượng.

Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam
Trùm ma tuý Kim Soon Sik, một cựu Cảnh sát Hàn Quốc 25 năm trong ngành vừa bị Bộ Công an bắt giữ tại Việt Nam

Một cán bộ công an hình sự của một quận có đông đúc người Hàn Quốc sinh sống, làm ăn đã cho hay, nhiều nhóm Hàn Quốc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản chính đồng hương của mình.

Về lĩnh vực cờ bạc, tội phạm Hàn Quốc tại Việt Nam cũng thuộc hàng có số má và “hút máu” chính những người đồng hương.

Giữa năm 2019, Bộ Công an khám phá một ổ nhóm người Hàn Quốc cầm đầu đường dây đánh bạc trăm tỷ qua mạng. Bộ ba người Hàn Quốc, gồm: Kim Joo Hyeon (SN 1973), An Kwang Ho (SN 1979) và Kim Hong Min (SN 1995) nhập cảnh vào Việt Nam theo diện du lịch, nhưng thuê nhà, thuê Sever, đăng ký tên miền nước ngoài, thiết lập hệ thống đánh bạc dành cho người Hàn Quốc.

Công an xác định, chưa đầy nửa năm nhưng hệ thống cờ bạc qua mạng của ba người Hàn Quốc này có tổng số tiền giao dịch lên đến 8,6 tỷ Won, tương đương 170 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong những năm qua, Công an TP.HCM cũng khám phá nhiều ổ cờ bạc do người Hàn Quốc cầm đầu. Các sòng bạc này đều ẩn mình trong các căn hộ chung cư cao cấp. Các đối tượng cầm đầu người Hàn Quốc dùng tay chân người Hàn Quốc đưa đón người chơi đồng hương đến căn hộ để sát phạt.

Lãnh đạo của Cục CSĐT tội phạm về ma tuý, Bộ Công an thông tin, về tội phạm ma tuý tại Việt Nam từ trước đến nay ít ghi nhận có sự tham gia của người Hàn Quốc nhưng gần đây lại xuất hiện trùm ma tuý là người nước này. Điển hình cách đây 4 tháng, Bộ Công an phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng triệt phá đường dây ma tuý cực lớn cầm đầu bởi Kim Soon Sik (SN 1960), là sỹ quan có 25 năm công tác trong ngành cảnh sát 

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM cho hay, trong thời gian tới sẽ chú trọng đến tội phạm có yếu tố nước ngoài, đặc biệt trong đó có một số nhóm người Hàn Quốc bị nghi vấn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Giang hồ Hàn Quốc phạm tội tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO