Giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

PV/nguoilambao| 24/11/2019 09:53

Ngày 22/11, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội đã tổ chức họp chuẩn bị việc thực hiện chủ trương cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Trung ương. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, để cải cách chính sách tiền lương, hai giải pháp đột phá là: Sắp xếp, bố trí lại, tinh giản biên chế bộ máy của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW về tinh giản biên chế, Nghị quyết số 19-NQ/TW về đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Thứ hai là bố trí nguồn lực- tiền để cải cách tiền lương.

“Đây là hai giải pháp mấu chốt trong các giải pháp về cải cách tiền lương cho cả hai khu vực công - tư”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo đó, việc cải cách bộ máy, tinh giản biên chế và đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập không phải là cắt giảm lao động mà là giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trên cơ sở sự tinh gọn của cơ quan hành chính và phát huy sự năng động, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đặc biệt, Trung ương cũng quyết dành 40% phần vượt thu ngân sách trung ương và 70% vượt thu ngân sách địa phương từ 2018- 2020 để dành cho cải cách tiền lương mới từ năm 2021.

Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá kể từ khi Trung ương ban hành Nghị quyết 27, các cơ quan đã triển khai được một số công việc quan trọng. Cụ thể, mới đây, các đại biểu Quốc hội đã đồng thuận cao biểu quyết thông qua Bộ Luật Lao động (sửa đổi), thể chế hoá được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương về độ tuổi nghỉ hưu và nhiều nội dung liên quan tới khu vực doanh nghiệp như tiền lương tối thiểu, hội đồng tiền lương, phương pháp trả lương...

Chính phủ cũng chuẩn bị ban hành Nghị định về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành các Quyết định về cơ chế tiền lương đặc thù đối với một số cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị như một số đơn vị cấp cục của Bộ Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải…

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết các bộ, ngành, trong đó có lĩnh vực Quốc phòng, An ninh sẽ đề xuất chính sách tiền lương, thang bảng lương cho ngành nghề của mình; Ban Tổ chức Trung ương sẽ xây dựng quy định về chức danh tương đương; Bộ Nội vụ xây dựng chế độ thông tin báo cáo về thực hiện chính sách cải cách lương,...

Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã nghe và tập trung thảo luận các vấn đề liên quan tới xây dựng thang, bảng lương mới và việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho cải cách tiền lương.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp mấu chốt để cải cách tiền lương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO