Giải Búa Liềm Vàng lần thứ hai: Hiệu ứng lan tỏa trong xã hội

VietnamPlus| 02/02/2018 07:06

Vào đúng ngày kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930- 3/2/2018, Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng mang tên Búa liềm vàng lần thứ hai - năm 2017 sẽ chính thức vinh danh những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về xây dựng Đảng. Đây là năm thứ hai giải thưởng được tổ chức, bước đầu đã tạo hiệu ứng lan tỏa trong toàn xã hội.

Đổi mới, thu hút 

So với lần đầu tiên tổ chức năm 2016, giải Búa liềm vàng lần thứ hai có thêm Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam cùng tham gia đồng tổ chức, nâng tổng số các đơn vị đồng tổ chức lên 5 cơ quan gồm Ban Tổ chức Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam. Điều này nói lên quy mô của Giải và sự quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo Đảng, các cơ quan tham mưu ở Trung ương, các cơ quan báo chí. Qua đó tạo thêm động lực mới cho đội ngũ những người cầm bút gắn bó, quan tâm đến nhiệm vụ then chốt này của Đảng.
Giải Búa Liềm Vàng lần thứ hai: Hiệu ứng lan tỏa trong xã hội
Họp báo Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa Liềm Vàng) lần thứ hai. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định Giải Búa liềm vàng lần thứ hai là sự tiếp nối thành công của Giải Búa liềm vàng lần thứ nhất, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng - nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, trọng yếu của Đảng, qua đó giúp không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Ban Tổ chức cho biết điểm mới của Giải Búa liềm vàng lần thứ hai là đối tượng viết, sáng tác tác phẩm tham dự Giải mở rộng hơn, không chỉ là các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên, mà là tất cả công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước có tác phẩm báo chí đều có thể tham gia.

Thể lệ Giải năm nay quy định chặt chẽ hơn khi ghi rõ là các tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng đã đăng, phát trên các loại hình báo chí thay vì quy định đã đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng như năm 2016. Năm nay, đối tượng được xét trao giải tập thể được mở rộng thêm các ban tuyên giáo, ban tổ chức cấp ủy làm tốt công tác tham mưu cho ban thường vụ cấp ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí trong phạm vi quản lý triển khai sáng tạo, có hiệu quả Giải Búa liềm vàng tại địa phương, đơn vị. 

Nét mới của Giải Búa liềm vàng năm 2017 là được các tỉnh, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương quan tâm chi đạo triển khai ở các bộ, ngành, địa phương nên đã thu hút rất nhiều cơ quan báo chí cũng như phóng viên, biên tập viên và cán bộ, đảng viên, nhân dân tham gia viết bài hưởng ứng Giải. 

Vì vậy, số lượng tác phẩm tăng nhiều, qua hơn 9 tháng triển khai, cơ quan Thường trực Giải đã tiếp nhận tổng số 1.986 tác phẩm hợp lệ, tăng 813 tác phẩm (69,3%) so với lần đầu tổ chức. Các tác phẩm không chỉ do các tác giả ở trong nước, mà còn có một số cán bộ, đảng viên đang công tác, học tập ở ngoài nước viết bài gửi về dự Giải.

Tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội 

Nói về Giải thưởng, đồng chí Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đánh giá các tác phẩm tham gia Giải năm nay có chất lượng tốt hơn năm 2016. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải đa dạng ở thể loại, phong phú về chủ đề, phản ánh toàn cảnh công tác xây dựng Đảng ở khắp các vùng, miền, lĩnh vực.

Nhiều tác phẩm có tính phát hiện gương người tốt, việc tốt, có tác dụng lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực; có tác phẩm phản ánh cách làm hay, sáng tạo, gợi mở những mô hình mới. 

Một số tác phẩm phản ánh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có kết quả cụ thể, thiết thực, tạo ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc và khán thính giả, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội. Một số tác phẩm đã có tác động xã hội mạnh mẽ, tạo dư luận xã hội và nêu vấn đề để các cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết... 

Qua các tác phẩm dự thi, Ban Tổ chức thấy rằng nhiều tác giả đã có sự công phu tìm tòi, phát hiện chủ đề, vấn đề có tính phát hiện hoặc tổng kết thực tiễn, nêu được cách làm mới, sáng tạo ở địa phương, đơn vị.

Nhiều phóng viên, biên tập viên đã công phu thâm nhập sâu sát thực tiễn, đến các vùng miền, lĩnh vực để phản ánh kết quả nổi bật, những nét mới trong công tác xây dựng Đảng, có phóng viên đã dến những vùng miền núi xa xôi, có phóng viên đã đi sâu tìm hiểu công tác phát triển Đảng ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... 

Giải Búa liềm vàng lần thứ hai - năm 2017 đã tạo được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, các cơ quan báo chí, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, trở thành động lực thôi thúc những người làm báo say mê sáng tác các tác phẩm báo chí về một lĩnh vực lâu nay vẫn được cho là khó, khô và khổ, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân khắp mọi miền đất nước về ý thức trách nhiệm đối với công tác xây dựng Đảng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 20/6/2025, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Sử dụng địa danh “Xà Cầu” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3020/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu sử dụng địa danh “Xà Cầu” tương ứng với bản đồ địa lý đã được phê duyệt để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán: hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
  • Nhạc kịch học đường Việt Nam góp mặt tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2025
    “The Enchanted Crossbow” không tái hiện lịch sử theo lối kể cổ điển mà khai thác câu chuyện bằng ngôn ngữ sân khấu hiện đại, kết hợp âm nhạc, ánh sáng, vũ đạo và cảm xúc để đưa khán giả đến gần hơn với những giá trị văn hóa dân gian Việt Nam.
  • [Video] Bảo tàng Báo chí Việt Nam – "Ngôi nhà di sản" của những người làm báo
    Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
Giải Búa Liềm Vàng lần thứ hai: Hiệu ứng lan tỏa trong xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO