GDP quý I/2018: Tăng cao nhất trong 10 năm

Đăng Chung| 05/04/2018 08:41

Vừa qua, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2018. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

GDP quý I/2018: Tăng cao nhất trong 10 năm
Kinh tế quý I/2018 duy trì được đà tăng trưởng tích cực 
Duy trì đà tăng trưởng tích cực

Trong mức tăng 7,38% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,70%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,70%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm.

Điểm nổi bật trong quý I năm nay là trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 10,08% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Điểm sáng của khu vực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 13,56%. Đây là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm, (chủ yếu do tác động tích cực của ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học, sản xuất thép...).

Ngành khai khoáng quý I cũng đã đạt mức tăng trưởng dương với 0,40% sau hai năm liên tục giảm do khai thác than, kim loại và khí đốt tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngành xây dựng 3 tháng đầu năm tăng 7,46%, thấp hơn tốc độ tăng 8,60% của cùng kỳ năm 2016 và 7,60% của cùng kỳ năm 2017.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như bán buôn và bán lẻ tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung với 0,79 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống có mức tăng trưởng khá cao 7,60% so với mức tăng 6,03% của quý I/2017, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,72%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,56%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,26%; khu vực dịch vụ chiếm 43,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,63% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2017 là: 11,19%; 34,14%; 43,92%; 10,75%).

Xét về góc độ sử dụng GDP quý I, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,13% so với cùng kỳ năm 2017, đóng góp 5,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư tăng 7,15%, đóng góp 4,65 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 6,46%, đóng góp 1,15 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng xuất siêu làm tăng 1,19 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP cao khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc Chính phủ ban hành các giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018.

Kinh tế Hà Nội khởi sắc 

Trong quý I, GRDP của Hà Nội tăng 7,58% cao hơn mức cùng kỳ năm 2017 (6,48%), đạt mức cao nhất theo kịch bản tăng trưởng quý I, đóng góp 1,81điểm % vào tăng trưởng GDP của cả nước. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 8,5%. Các doanh nghiệp xây dựng vẫn giữ được đà phát triển, những công trình, dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đang thực hiện đã được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm của Hà Nội đạt 155 triệu USD với mức tăng 17% so với cùng kỳ. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 3 tháng đầu năm tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 617.490 tỷ đồng, tăng 12,4%; lượng khách quốc tế tăng 21,7% so với cùng kỳ, đạt 1.137 nghìn lượt người; thu hút 400 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI; cấp giấy chứng nhận cho 5.010 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký gần 50.000 tỷ đồng (tăng 8% về vốn so với cùng kỳ năm trước). Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn 3 tháng đầu năm vẫn duy trì ổn định và tăng trưởng tốt, huy động vốn và dư nợ tín dụng đều tăng so với cùng kỳ.

Trong quý I, Thành phố còn có nhiều dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng như: cầu Mỹ Hòa, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội… Cùng với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 đạt từ 7,3 đến 7,8%, vốn đầu tư xã hội tăng từ 10,5 đến 11%, thu ngân sách tăng 20%, Hà Nội cũng đặt mục tiêu số doanh nghiệp thành lập mới tăng từ 12%. 

Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBTND TP. Hà Nội cho biết, với những kết quả khả quan của quý I/2018, TP. Hà Nội dự kiến tăng trưởng sẽ đạt kế hoạch và cố gắng đạt trên mức 7,4%. Trong đó, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm gia công, lắp ráp, phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tổ chức đối thoại với doanh nghiệp ở các cấp, ngành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công; công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, đô thị, đất đai, tài nguyên môi trường, từng bước hình thành các điều kiện để phát triển Thành phố thông minh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, giải pháp xây dựng chương trình Chính phủ điện tử, nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, hấp dẫn… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
GDP quý I/2018: Tăng cao nhất trong 10 năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO