Mỹ thuật

Gần 160 mỹ thuật gia trên thế giới “bùng cháy” với Hanoi Art Connecting 6 tại Thủ đô Hà Nội

Mai Chi 18/10/2023 07:13

Workshop và triển lãm nghệ thuật quốc tế "Hanoi Art Connecting 6" diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 – 24/10/2023, thu hút gần 160 nghệ sĩ tại 31 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia.

Sự kiện này do Hội Mỹ thuật Việt Nam, Asia Art Link và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức, qua đây tạo sân chơi giao lưu kết nối nghệ thuật giữa các nghệ sĩ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

van-mieu.jpg
Tác phẩm hội họa màu nước thể hiện Khuê Văn Các - biểu tượng của Hà Nội do nghệ sĩ Minh Đàm (người Việt đang sống tại Ba Lan) sáng tác.

Sự kết nối được đan xen qua lại giữa các nghệ sĩ trong nước và quốc tế, giữa nghệ sĩ và những công chúng yêu nghệ thuật tạo ra một môi trường tích cực để giao lưu văn hoá và trao đổi kiến thức, cũng như chia sẻ về tác phẩm, đời sống nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế thông qua nhiều hoạt động workshop, sáng tác nghệ thuật, triển lãm…

Hanoi Art Connecting 6 hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn. Lần tổ chức trước đó, hơn 100 nghệ sĩ đến từ 24 quốc gia đã cho ra đời 140 tác phẩm thuộc các lĩnh vực hội họa, điêu khắc, đồ họa và nghệ thuật sắp đặt… để trưng bày, tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc, môi trường cởi mở, giao lưu giữa các nghệ sĩ. Hanoi Art Connecting tạo sự hào hứng, khát khao sáng tác và chia sẻ nghệ thuật, niềm vui giữa các nghệ sĩ. Nhưng trên hết, họ muốn mang nghệ thuật của mình đến với công chúng.

hano1.jpg
Các nghệ sĩ trong nước và quốc tế đang sáng tác tại Workshop của Hanoi Art Connecting 5 (Ảnh tư liệu/BTC).
pho-co.jpg
Nếp nhà khu phố cổ Hà Nội qua nét vẽ của họa sĩ Đặng Hiệp.

Ban tổ chức nhấn mạnh, năm nay, Hanoi Art Connecting là cơ hội thúc đẩy các nhân tố nghệ thuật trẻ, giàu sáng tạo, kết nối giữa thế hệ mới và lớp nghệ sĩ gạo cội đi trước, cũng là giao thoa giữa sự biến thiên của tương lai và tinh hoa của quá khứ. Sự kiện này sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá, trao đổi kiến thức, cũng như chia sẻ về tác phẩm, đời sống nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế.

Hanoi Art Connecting 6 có 156 nghệ sĩ đến từ 31 quốc gia trên thế giới tham gia. Các nghệ sĩ nổi tiếng của Việt Nam phải kể đến các nhà điêu khắc, họa sĩ: Phan Cẩm Thượng, Trịnh Tuân, Công Quốc Hà, Đặng Tiến, Công Kim Hoa, Vũ Tuyết Mai, Mai Xuân Oanh, Vũ Đình Tuấn, Lê Thế Anh, Nguyễn Vũ Quyên, Nguyễn Ngọc Quân, Tống Ngọc, Đinh Quang Hải, Lê Trọng Nghĩa, Trần Văn An, Lê Anh Vũ, Nguyễn Thăng Long, Vũ Mười, Hoàng Khắc Biên, Khổng Đỗ Duy, Trịnh Liên, Nguyễn Bá Khanh, Lê Văn Thư…

cong-quoc-ha.jpg
Tác phẩm của họa sĩ Công Quốc Hà

Hanoi Art Connecting là “cầu nối” cho các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ Việt Nam. Thông qua các hoạt động, các nghệ sĩ thẩm định được vị thế và tư duy thẩm mỹ của mình, biết được điểm mạnh cũng như những hạn chế trong việc xây dựng tác phẩm khi làm việc, sáng tác chung với các nghệ sĩ quốc tế. Ngược lại, các nghệ sĩ quốc tế hứng thú bởi được đến Hà Nội - Việt Nam, được tham gia vào hoạt động nghệ thuật uy tín, đi sâu vào đời sống văn hóa bản địa. Và sau mỗi chuyến đi, Việt Nam - Hà Nội luôn để lại ấn tượng với nghệ sĩ quốc tế.

Cùng đó, hàng loạt nghệ sĩ quốc tế sẽ có những ngày cùng với các đồng nghiệp tại Việt Nam thổi bùng lên "ngọn lửa sáng tác" hội họa, mỹ thuật, đó là nghệ sĩ Tassananchalee (Thái Lan), Carolyn Muskat, McKinney (Mỹ); Fil Delacruz (Philippines), Mukai Katsumi (Nhật Bản), Thomas John Barr (Bắc Ireland), Tan Keng Long (Malaysia), Edi Sunaryo (Indonesia); George Burchett, Ilza Burchett (Úc); Paul Divjak, Jeanette Mueller (Cộng hòa Áo), Sayed Fida Hossain (Bangladesh), John Schevers (Canada), Virginie Faivre (Pháp), Giuseppe Strano Spitu (Italy), Gan Yu (Trung Quốc), Kim Dong Yeoun, Cho Eun Ah (Hàn Quốc)…

Trong một tuần, các nghệ sĩ ở các lĩnh vực hội họa, đồ họa, điêu khắc sẽ sáng tác trực tiếp tại Workshop thuộc Trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Công chúng yêu nghệ thuật có thể tới xem trực tiếp quá trình các nghệ sĩ làm việc. Thời gian sáng tác tại Workshop, các tác phẩm của gần 160 nghệ sĩ sẽ được trưng bày tại không gian triển lãm ART Gallery của Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (ngày 24 - 31/10/2023) để giới thiệu, quảng bá tác phẩm đến công chúng Thủ đô và khách quốc tế.

le-huy-tiep.jpg
Tác phẩm của họa sĩ Lê Huy Tiếp.

Nằm trong chương trình Workshop và triển lãm nghệ thuật quốc tế Hanoi Art Connecting 6, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo khoa học Phát huy sáng tạo nghệ thuật và đào tạo mỹ thuật ứng dụng thúc đẩy hội nhập quốc tế (21/10/2023). Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nghệ sĩ trong nước và quốc tế để cùng đánh giá, định hướng về việc sáng tác nghệ thuật và đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh hội nhập.

Các chủ đề tại Hội thảo sẽ xoay quanh thực trạng đào tạo mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng; Giải pháp nâng cao chất lượng trong sáng tác nghệ thuật và đào tạo mỹ thuật ứng dụng thích ứng với thực tiễn xã hội; Đào tạo các ngành thiết kế trong thời kỳ công nghệ số; Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế; Ứng dụng công nghệ và kỹ thuật, chất liệu trong thực hành sáng tác nghệ thuật và đào tạo mỹ thuật công nghiệp; Những cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ nghệ sĩ, giảng viên mỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay./.

Bài liên quan
  • Khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023
    Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023 vào chiều ngày 3/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Gần 160 mỹ thuật gia trên thế giới “bùng cháy” với Hanoi Art Connecting 6 tại Thủ đô Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO