Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Quang Thái/HNM| 26/03/2018 08:08

Trong hội làng Thổ Khối (Long Biên, Hà Nội), những người được chọn để rước kiệu Thánh ông, Thánh bà, nhất định phải là trai, gái đồng trinh.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Làng Thổ Khối nằm bên bờ bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội 6km (nay là phường Cự Khối, thuộc quận Long Biên, Hà Nội), tổ chức hội làng từ ngày 8 đến 10 tháng Hai âm lịch.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Tương truyền, vào thế kỷ XV, ông Đào Duy Trinh quê ở Thổ Khối (Thanh Hóa) đến đây khai hoang, sinh sống ở vùng đất này, từ đó nhiều người đến và xây dựng nơi đây thành đất chài Vạn Thổ.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Tục truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược, trong lúc bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh đã chở thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông nhưng ông từ chối, chỉ xin được ở lại và xây làng, lập ấp và lấy tên là Thổ Khối.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn của ông nên đã xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng. Ông cũng được nhà vua sắc phong là Đào thành hoàng Đại vương Thượng đẳng. Hiện đình làng Thổ Khối vẫn còn lưu giữ 12 sắc phong của nhà vua.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Quãng đường rước kiệu từ đình làng Thổ Khối ra bến sông lấy nước rồi rước trở về đình chỉ khoảng 2km, nhưng đoàn rước phải mất tới gần 2 giờ đồng hồ mới hoàn thành, bởi cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Trong trang phục truyền thống, những cô gái chân yếu tay mềm đã rất vất vả mới giữ được thăng bằng khi kiệu xoay theo một lộ trình ngẫu nhiên.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Em Hà Thị Kiều chia sẻ: “Em cảm thấy rất vinh dự khi được lựa chọn là người rước kiệu, tuy nhiên, do là lần đầu tiên nên em có chút hồi hộp và lo lắng. Trước khi bước vào rước kiệu, chúng em phải luyện tập một thời gian khá dài để có sự gắn kết và rèn thể lực”.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Ông Nguyễn Đăng Dần, trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết: “Lễ hội làng Thổ Khối với tục rước kiệu và xin nước có từ hàng trăm năm trước. Những người con gái được chọn rước kiệu phải là con cái trong một gia đình gia giáo, khuôn mặt khả ái, học giỏi, có phẩm chất tốt và 17 tuổi”.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

37 gáo nước được lấy tại khu vực giữa sông Hồng đổ vào bình để đem về lễ. Nước trong bình sau khi lễ sẽ được dùng để rửa các vật thờ cúng trong đình làng Thổ Khối.

Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng

Rất đông người dân phường Cự Khối có mặt tại đình làng Thổ Khối để tham dự lễ hội làng.

(0) Bình luận
  • [Video] Rộn ràng sắc xuân chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia đặc biệt của Thủ đô
    Sáng ngày 7/2 (tức mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện uỷ - HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê, đồng thời khai hội chùa Bối Khê xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc.
  • [Video] Đậm đà bản sắc Tết Việt làng cổ Đường Lâm - Hà Nội
    Tết Nguyên đán Ất Tỵ đã đến với người người, nhà nhà trên đất nước hình chữ S. Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội) cũng đã ngập tràn sắc xuân, Tết cổ truyền với không khí rộn ràng của múa lân sư, biểu diễn nghệ thuật truyền thống hay hình ảnh ông đồ cho chữ bên đình làng, mâm cỗ có đủ thịt mỡ dưa hành, bánh chưng xanh…
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • [Video] Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, biểu tượng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, địa điểm mang ý nghĩa lịch sử quan trọng với Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng được tổ chức vào 15h ngày 10/10/1954. Chương trình diễn ra vào 20 giờ ngày 10/10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, VTVGo - Đài Truyền hình Việt Nam.
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • Góc nhìn văn hóa số 14
    NHN – Chùa Hương thuộc ngoại thành Thủ đô Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng là một điểm đến tâm linh Phật giáo hàng đầu Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến đây để hành hương, cầu an, cầu may cũng như thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ của vùng đất này. Trong chuyên mục Văn hóa xưa và nay mời quý vị cùng tìm hiểu về chùa Hương - một điểm đến tâm linh nổi tiếng trong những ngày đầu xuân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Gái đồng trinh rước kiệu xoay vòng, xin nước ở giữa sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO