Dương Văn Lượng

Dương Văn Lượng| 05/10/2019 09:13

Sinh năm 1951 tại Quảng Bình, hiện sống tại Hà Nội; Tác phẩm đã xuất bản: Khoảng lặng (2017), Miền ký ức (2018), Hoa sóng (2019); Có nhiều thơ đăng trên các báo: Văn nghệ, Người Hà Nội, tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tản Viên Sơn.

Dương Văn Lượng

Nhớ mãi ngày về năm ấy
Trời Hà Nội một ngày nắng đẹp
Năm cửa ô đón các anh về
Ầm ầm, ầm ầm quân như thác
Sóng sông Hồng dào dạt bờ đê
Những người con đi từ dạo ấy
Lòng xót xa gầm cầu trong đêm
Sau lưng những phố đường đỏ cháy
Đã về đây cùng một Điện Biên
Đâu lá vàng rơi thềm ngày trước
Đâu bóng hồ liễu rũ trong sương
Bụi trường chinh lấm từng nhịp bước
Mặt người vui sáng cả mặt đường
Triệu ánh mắt ngước nhìn cờ đỏ
Hà Nội hoa nức nở nghẹn ngào
Bao khắc khoải con tim nén đợi
Bỗng bừng lên như sóng tuôn trào
Ôi! Nhớ mãi ngày về năm ấy
Người lính ôm đàn khúc trầm tư
Ngoài kia phố mới nhà cao mới
Rộn rịp chân người trong nắng thu
Trên lầu ngắm sóng hồ Tây
Một mình đứng Vọng Ba Lâu
Chầm chậm Hồ Tây chiều buông bảng lảng 
Sóng trước, sóng sau dập dờn lãng đãng
Thăng trầm bao cuộc thế gian
Dấu cũ sông Hồng
Lãng Bạc mênh mang
Kim Ngưu ngàn năm gương soi kim cổ
Đoài hồ rêu phong khi mờ khi tỏ
Khói sương mấy thuở Dâm Đàm
Trải bể dâu chau mặt tang thương
Linh khí trời Nam hồn thiêng đất Việt
In đáy tầng sâu lầu son gác tía
Nước sen rửa sạch bụi trần
Chùa Trấn Quốc vọng tiếng chuông ngân
Chày Yên Thái nhịp đời hối hả
Bến Nghi Tàm nhớ miền tơ lụa
Phủ Tây Hồ gợi nét cung văn 
Ai về trong bóng giai nhân
Tình khúc liêu trai lịch xuyên thực ảo
Cây bên đường mềm rơi giọt liễu
Huyền cầm mặt nước chao nghiêng
Lao xao làn đục, làn trong
Nổi nênh giữa dòng rác đời bèo bọt
Sâm cầm ơi! Bao giờ trở lại?
Lạnh gió đêm về
Sóng còn mọc dưới trăng?
(0) Bình luận
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Khoảng lặng yên tháng Tư
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Khoảng lặng yên tháng Tư của tác giả Ngô Thế Oanh nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
  • Chùm thơ của tác giả Bùi Thế Đức
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Bùi Thế Đức.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Xuân Hải
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Xuân Hải.
  • Chùm thơ của tác giả Giang Đăng
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Giang Đăng.
  • Sau mưa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sau mưa của tác giả Đặng Huy Giang.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Dương Văn Lượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO