Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị

HNMCT| 21/07/2021 08:23

Trong hội thơ "Tao Đàn nhị thập bát tú" có một “vì sao” văn võ song toàn, đó là Dương Trực Nguyên (1468 - 1509). Vị quan trung quân, ái quốc này sớm đoản mệnh ở tuổi 42. Di sản thi ca mà ông để lại không nhiều, nhưng vẫn đủ để phác họa chân dung một nhà thơ yêu nước, người con của quê hương Hòe Thị.

Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị
Đình làng Hòe Thị, nơi thờ Thượng đẳng phúc thần Dương Trực Nguyên.

Gần 20 năm chốn quan trường

Dương Trực Nguyên quê tại thôn Thượng Phúc (xã Thượng Phúc, tổng La Phù, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam), nay là thôn Hòe Thị (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Năm 1490, khi mới 23 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ rồi được phong chức Hiệu lý Viện Hàn lâm, ít lâu sau làm Hiến sát Hải Dương. Trong 20 năm làm quan dưới 4 triều vua: Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và Lê Uy Mục, ông trải qua gần 20 chức vụ khác nhau, cao nhất là Ngự sử đài và tham gia Hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Ông là một trong số ít người từng làm quan ở cả 6 bộ Binh, Hình, Công, Lễ, Hộ, Lại.

Năm 1497, Tiến sĩ Dương Trực Nguyên khi đó đang giữ chức Đông các Hiệu thư đã tham gia biên soạn Bộ luật Hồng Đức. Năm 1498, ông được thăng Lại khoa Cấp sự trung. Đến năm 1499, ông được cử làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên (Hà Nội). Năm 1500, ông được phong Đô đình úy, một chức quan cấp cao phụ trách việc xét xử.

Tuy làm quan ở kinh thành nhưng Dương Trực Nguyên luôn quan tâm đến đời sống của bà con ở quê hương. Ông là người tâu với vua việc đắp đê sông Nhuệ từ làng Trát Cầu đến làng Cống Xuyên, đi qua quê ông là Hòe Thị và khai con cừ (ngòi, lạch) từ An Phúc xuống Thượng Phúc để phòng lũ lụt, hạn hán, giúp nhân dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.

Năm 1509, vua Lê Uy Mục phong Dương Trực Nguyên làm Đô ngự sử đài - chức quan giữ việc hặc tấu (tâu vua để hạch hỏi tội lỗi của quan lại). Tháng 11-1509, Giản Tu công Lê Oanh (vua Lê Tương Dực sau này) khởi binh làm phản ở Thanh Hóa và tiến về Đông Kinh. Dương Trực Nguyên được phong Tán lý, cùng tướng Lê Vũ cầm quân dẹp loạn. Thế quân Lê Oanh mạnh đã đánh tan quân triều đình ở nhiều phòng tuyến, Dương Trực Nguyên giao tranh với Lê Oanh và tử trận tại làng Châu Cầu, nay thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) khi mới 42 tuổi. Sau khi ông mất, vua Lê Tương Dực đã truy tặng ông chức Ngự sử đài Trung đô ngự sử, truy phong Thượng đẳng phúc thần, cho dân làng quanh quê hương ông thờ phụng.

Tuy là thành viên của Hội thơ Tao Đàn nhưng do bận nhiều công việc, ông không để lại được tập thơ riêng. Hiện có 2 tập thơ phụng họa ngự chế (họa thơ Lê Thánh Tông) còn lưu giữ được một số bài của ông là tập “Quỳnh uyển cửu ca” và “Văn minh cổ xúy”...

Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị
Cung thờ Thượng đẳng Phúc thần Dương Trực Nguyên trong đình làng Hòe Thị.

Được thờ nhưng không phải Thành hoàng

Đình làng Hòe Thị có 9 đạo sắc phong, thờ Thành hoàng làng Khiêm Xung đại vương, một vị thiên thần. Việc thờ phụng vị thiên thần này bắt nguồn từ chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1508 của Dương Trực Nguyên. Trên đường về, đến hồ Động Đình gặp bão nên Dương Trực Nguyên lên đảo giữa hồ để tránh. Trên đảo có một miếu thờ, có bia ghi tám chữ “Khiêm xung mặc vận thành chương hiển ứng”. Ông về tâu vua. Vua cho là thần phù hộ nên sắc phong thành hoàng làng, sắc lệnh cho 5 làng phụng thờ, nay là 7 làng gồm Hòe Thị, Mễ Sơn, Yên Phú, Gia Phúc, Gia Khánh, Lộc Dư, Đình Tổ.

Trong 9 đạo sắc phong, đạo xưa nhất có niên đại Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740). Đạo có nội dung phong phú có niên đại Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ nhất (1793), ghi Dương Trực Nguyên có công giúp nước, mở rộng ơn sâu, giữ yên ổn 4 phương và được nhân dân trong vùng thờ phụng. Vì vậy, một số nơi đang nhầm lẫn Dương Trực Nguyên là Thành hoàng làng.

Dương Trực Nguyên khi còn sống không chỉ là một vị quan thanh liêm, trung quân ái quốc, luôn quan tâm đến đời sống nhân dân mà khi mất đi còn nhiều lần hiển linh giúp nước, giúp dân. 300 năm sau khi mất, năm 1809, sử gia Phan Huy Chú có chép: “Ông chết trở nên linh thiêng, người làng thờ cúng, sau phong Thượng đẳng phúc thần”.

Tên làng Hòe Thị cũng bắt nguồn từ Dương Trực Nguyên. Trước đây, làng có tên là Thượng Phúc. Một lần, nhà vua ban cho ông cây hòe. Ông mang về trồng ở chợ làng, cây lên xanh tốt. Trong tiếng Hán, “thị” tức là chợ nên dân làng đã đổi tên thành Hòe Thị như một cách ghi nhớ công lao của Dương Trực Nguyên.

Làng Hòe Thị hiện không còn cây hòe do Dương Trực Nguyên trồng. Dòng họ Dương cũng đã ly tán khắp nơi, chỉ còn duy nhất một hộ mang họ Dương và không xác định được có phải hậu duệ của Dương Trực Nguyên không. Tuy vậy, trong ký ức và niềm tin của người dân Hòe Thị, Dương Trực Nguyên mãi là một biểu tượng lớn của sự hiếu học, tận tụy, hết lòng vì đất nước và quê hương.

(0) Bình luận
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
    Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng cổ phiếu.
  • VinFast EC Van sẽ là “dấu chấm hết” cho các dòng xe chở hàng chạy xăng?
    Vừa tiện lợi, vừa chở khỏe lại siêu tiết kiệm chi phí, VinFast EC Van hứa hẹn sẽ là lựa chọn chở hàng tối ưu nhất cho các hộ kinh doanh và đơn vị giao hàng.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, diễn ra buổi sơ duyệt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở chèo đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Buổi công diễn chính thức sẽ diễn ra vào ngày 24/5 tới đây.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO