Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội

06/06/2018 14:52

Đường Phan Đăng Lưu bắt đầu từ đường Hà Huy Tập (ngã tư đường đi Phù Đổng, phía bắc Cầu Đuống) đến Xí nghiệp Gốm xây dựng Cầu Đuống, quốc lộ 3 cũ.

Đường Phan Đăng Lưu dài 700m, rộng 8m.

Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đất xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, nay thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.

Tên đường mới đặt tháng 7/2000.

Phố này nằm gọn trong thôn Ái Mộ, đây là một thôn đã cùng với 4 thôn: Cống Thôn, Kim Quan Đông, Lã Côi và Yên Viên hợp thành xã Yên Viên, huyện Gia Lâm ngày nay. Thôn Ái Mộ này (khác với Ái Mộ ở đầu phía bắc cầu Long Biên) nguyên có đình thờ vua Lý Thánh Tông làm Thành hoàng làng.

Phan Đăng Lưu(1901-1941) người xã Tràng Thành, huyện yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Canh nông thực hành, ông ra làm ở nhiều nơi trên miền Bắc, miền Trung. Tham gia đảng Tân Việt ở Vinh, được bầu làm Ủy viên Thường vụ, phụ trách tuyên huấn (1928), rồi sang Quảng Châu liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để bàn việc hợp nhất. Năm 1930 bị bắt ở Hải Phòng, Pháp kết án 3 năm khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột. Năm 1936 bị quản thúc tại Huế ông vẫn tham gia phong trào Đông Dương đại hội, lãnh đạo các báo Sông Hương, Dân, viết sách lý luận chính trị.

Năm 1939 được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 11/1940, ông vào Nam truyền đạt chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nhưng không kịp và bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình. Ông hy sinh cùng các đồng chí lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa tại Bà Điểm (Gia Định) ngày 26/8/1941.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO