Đường Phạm Văn Đồng, thuộc Quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy, Hà Nội

05/06/2018 09:40

Đường Phạm Văn Đồng bắt đầu từ biểu tượng cầu Thăng Long đầi cầu phía nam đến ngã tư đường Xuân Thủy, trên quốc lộ 32.

Đường Phạm Văn Đồng dài 5.200m, rộng 23m.

Đường Phạm Văn Đồng, thuộc Quận Từ Liêm và quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đường chạy trên đất các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Nghĩa Đô, Dịch Vọng của huyện Từ Liêm trước.

Nay thuộc địa bàn các xã Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm và các phường Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng - quận Cầu Giấy.

Tên gọi trước dây là đường Nam Thăng Long (đường ở phía nam cầu Thăng Long).

Tên đường mới đặt tháng 7/2001.

Phạm Văn Đồng (1906-2000) bí danh là Tô, sinh tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng từ năm 18 tuổi. Năm 1926 đi huấn luyện tại Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chứ, gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1927 về hoạt động ở Sài Gòn được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ rồi Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Năm 1929, đại biểu dự Đại hội Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hương Cảng, trở về Sài Gòn bị Pháp bắt, kết án tù 10 năm Côn Đảo. Do phong trào Mặt trận Bình dân Pháp năm 1936, được trả tự do về hoạt động công khai ở Hà Nội. Năm 1940 sang Côn Minh gặp Nguyễn Ái Quốc, vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1942 về Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng. Năm 1945 dự Đại hội Quốc dân Tân Trào, tham gia Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Sau cách mạng thành công, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền Nhân dân: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtenơblô, Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng phái đàon Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương. Từ năm 1955-1987 là Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, là đại biểu QUốc hội từ khóa I đến khóa VII (1946-1987). Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, trong đó 50 năm được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, từ Ủy viên dự khuyết đến Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị và Cố vấn Ban Chấp hành (1947-1997).

Ông là người cộng sản chân chính được toàn Đảng, toàn dân mến phục, bạn bè thế giới ca ngợi. Ông mất tại Hà Nội ngày 29/4/2000, thọ 95 tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Hà Nội chủ động ứng phó với mưa lớn
    Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động ứng phó với mưa lớn, giảm thiểu thiệt hai do thiên tai.
  • Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đoạt giải Vàng Kiến trúc Quốc gia
    Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (TP Huế) vừa được vinh danh giải Vàng hạng mục “Công trình Kiến trúc Đặc biệt” và giải “Vì sự phát triển Kiến trúc” tại Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia.
Đừng bỏ lỡ
Đường Phạm Văn Đồng, thuộc Quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO