Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội

14/04/2018 14:38

Đường Nguyễn Phong Sắc bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt đến ngã ba Cầu Giấy - Xuân Thủy, đi qua trước cửa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


Đường Nguyễn Phong Sắc dài 1.500m, rộng 10-15m.

Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trước đây thuộc đất các xã Cổ Nhuế và Dịch Vọng, huyện Từ Liêm.

Nay thuộc các phường Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Tên phố đặt năm 1990.

Nguyễn Phong Sắc (1902-1931), tên thật là Nguyễn Văn Sắc, người phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Năm 1926 ông là người tham gia lập Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Hà Nội. Tháng 9/1928 ông được bầu vào Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Hà Nội. Tháng 3/1929 ông là một trong 7 người thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở phố Hàm Long. Ngày 17/6/1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương lâm thời, với nhiệm vụ xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở Trung Kỳ. Sau ngày 3/2/1930, ông được bầu là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời và được Đảng cử đi chỉ đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Tháng 10/1930 ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương và làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Ngoài cương vị là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ở Trung Kỳ, ông còn là linh hồn của cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931. Tháng 5/1931 cùng với một số chiến sĩ cộng sản khác ở huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong một chuyến đi công tác về Hà Nội ông bị mật thám Pháp bắt tại ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ngày nay), một thời gian sau chúng đã bí mật thủ tiêu ông.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”: Khơi gợi niềm tự hào dân tộc, trở về thời oanh liệt của quân và dân Việt Nam
    Tối 6/5/2024, chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” sẽ diễn ra tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 trên kênh VTV1.
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Báo chí, văn nghệ sỹ đã thông tin, tuyên truyền sâu đậm về các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên, cho biết, trong thời gian qua, các phóng viên, biên tập viên báo chí, văn nghệ sỹ đã phối hợp với tỉnh Điện Biên thực hiện rất tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Hà Nội dấu ấn trong lòng tôi
    Với một người lần đầu đặt chân đến Hà Nội, Thủ đô Hà Nội là những khu phố cổ kính, trầm mặc rêu phong, là những con đường nhỏ nhỏ xuôi ngược dòng người, những ánh đèn lung linh về đêm… Tôi vội vàng hòa vào dòng người để khám phá vẻ đẹp của thành phố được mệnh danh là “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “trái tim của cả nước”.
  • Nương theo hương lụa
    Nếu ai từng đặt chân đến làng Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) hẳn sẽ được đắm mình trong những thớ vải, vóc lụa đẹp đến nao lòng. Chẳng thế mà lụa nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “Đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”, là thứ sản vật tiến Vua quý giá. Xuân về, trong cảnh sắc giao hòa của đất, của người tôi như thấy được những sắc lụa bừng sáng, hương lụa nghìn năm như ngọn gió lành ngan ngát bay xa.
Đừng bỏ lỡ
Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO