Đường Nguyễn Hoàng Tôn, thuộc quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội

11/04/2018 18:04

Đường Nguyễn Hoàng Tôn bắt đầu từ đường Lạc Long Quân qua UBND quận Tây Hồ đến đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm.


Đường Nguyễn Hoàng Tôn dài 1.600m, rộng 5-7m.

Đường Nguyễn Hoàng Tôn, thuộc quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Tên đường mới đặt tháng 1/2002 cho đoạn từ đường Lạc Long Quân đến hết địa phận quận Tây Hồ (dài 700m). Đến tháng 12/2006 dược chỉnh lý kéo dài cho đoạn từ địa giới quận Tây Hồ đến đường Phạm Văn Đồng.

Nguyễn Hoàng Tôn tên thật là Phạm Hữu Mẫn còn gọi là “Mẫn con” sinh năm 1914 tại Trích Sài (Bưởi), huyện Hoàn Long, Hà Nội trong một gia đình dân nghèo thành thị.

Được gần gũi những hội viên Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sớm giác ngộ, 15 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng ở Hà Nội.

Khi vừa tròn 17 tuổi, Nguyễn Hoàng Tôn đã được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương, làm nhiệm vụ liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ tại Hải Phòng.

Tối ngày 20/4/1931, do có kẻ phản bội chỉ điểm, mật thám Pháp vây cơ quan Xứ ủy ở các nhà số 37 phố Bengích, số 39 ngõ Cái Đá, số 157 ngõ Đường Sắt cụt, số 8 ngõ Quảng Lạc. Để bảo vệ cán bộ trong cơ quan Xứ ủy ở số 8 ngõ Quảng Lạch (Hải Phòng), đồng chí đã dũng cảm nổ súng vào bọn mật thám. Đồng chí bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản, kiên quyết không khai báo. Sau đó thực dân Pháp đã mở phiên tòa, tuyên án Nguyễn Hoàng tôn tức “Mẫn con” án tử hình.

Những ngày bị giam trong xà lim án chém Hỏa Lò, vì anh còn quá trẻ nên giặc tìm cách dụ dỗ anh làm đơn xin ân xá nhưng anh đã kiên quyết không chịu, sẵn sàng đón nhận cái chết vẻ vang. Noi gương đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hoàng Tôn đã hiên ngang lên máy chém của kẻ thù ở trước cửa nhà tù Hỏa Lò Hà Nội năm 1932. Khi bị dẫn qua các trại giam cũng như khi lên máy chém, Nguyễn Hoàng Tôn vẫn ung dung, bĩnh tĩnh hô vàng khẩu hiệu: “Cách mạng Đông Dương muôn năm! Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm! Chào các đồng chí ở lại chiến đấu đến cùng!”.

Anh được nhân dân suy tôn là một “Lý Tự Trọng của miền Bắc”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Đường Nguyễn Hoàng Tôn, thuộc quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO