Đường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

24/07/2017 16:21

Đường Giáp Bát dài 1.015m, rộng 7m. Từ đường Giải Phóng qua nhà thờ Làng Tám đến đường Trương Định.

Đường Giáp Bát dài 1.015m, rộng 7m.

Đường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Từ đường Giải Phóng qua nhà thờ Làng Tám đến đường Trương Định.

Đất thôn Giáp Bát (nhập hai thôn Giáp Thất và Giáp Bát) của xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì cũ, mới nhập vào nội thành năm 1973.

Nay thuộc phường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng.

Đây là đường mới mở, năm 1995 đặt tên là đường Làng Tám, đến tháng 7/1996 điều chỉnh lại là đường Giáp Bát.

Giáp Bát nguyên là một trong tam giáp hợp thành xã Thịnh Liệt (tên nôm là Kẻ Sét) thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Các giáp này được gọi tên là Nhất, Nhị… đến Thất, Bát song từ giữa thế kỷ XIX đã hình thành những làng, xóm riêng rẽ, có đình, có chùa. Việc nâng cấp từ giáp – lên làng diễn ra khoảng nửa đầu thế lỷ XIX sau sự cố “đền voi cho vua”. Chuyện kể rằng xã Thịnh Liệt có đền thờ Thái thượng Lão quân rất thiêng. Lần đó vua Minh Mạng (?) đi qua, không chịu xuống voi. Thế là thần quật voi chết. Vua bắt đền dân bằng cách sai đan một con voi nan to, tám giáp chia nhau đổ tiền vào cho đầy. Nhất thủ nhì vĩ, Giáp Nhất phần đầu voi, Giáp Nhị phần đuôi, bốn chân voi thuộc hai Giáp Thất và Bát, còn thân voi là của 4 giáp tam tứ ngũ lục. Chết nỗi hai giáp Tam, Ngũ dân thưa ruộng ít không lấy đâu ra đủ tiền nên bỏ giáp sang sống ở hai giáp Nhị và Thất. Còn đất đau hai giáp Tam, Ngũ thì nhập vào Tứ, Lục là hai giáp phải gánh phần đổ tiền đầy thân voi. Như vậy ngày nay chỉ còn sáu giáp: Nhất, Nhị, Tứ, Lục, Thất, Bát.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
  • Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Đường Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO