Đường Cầu Giấy, thuộc quận Đống Đa và quận Cầu Giấy, Hà Nội

13/06/2017 11:06

Đường Cầu Giấy dài 1.800m, rộng 20m. Từ ngã ba đền Voi Phục - Kim Mã - La Thành đi qua Cầu Giấy bắc qua sông Tô Lịch đến ngã ba phố Nguyễn Phong Sắc - Xuân Thủy.

Đây nguyên là một đoạn của con đường thiên lý nối Thăng Long với xứ Đoài, đường này chạy men theo tường phía Nam của một tòa thành có thể là được đắp khoảng đầu thế kỷ XI (từ năm 1014?) mà dấu vết còn sót lại tới ngày nay là những gờ đất chạy dọc ven phía Bắc đường Kim Mã. Như vậy cũng là đoạn đầu của đường quốc lộ 32 (Hà Nội – Sơn Tây). Đường đi qua đất trại Thủ Lệ thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, qua đất xã Yên Hòa và Dịch Vọng của huyện Từ Liêm phủ Hoài Đức cũ.

Nay thuộc Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy.

Cầu Giấy là tên một cái cầu bắc qua sông Tô, thuộc địa phận làng Yên Hòa, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội. Làng Yên Hòa xưa tên là Thượng Yên Quyết, nhưng do có nghề làm giấy cổ truyền nên thường gọi là Giấy. Vì vậy mà thành tên cầu. Cầu Giấy vào đời Lý có tên là cầu Tây Dương vì đối diện với cửa Tây Dương của tòa thành vòng ngoài bao quanh kinh thành Thăng Long xưa.

Ngày nay phố Cầu Giấy ở bên phía Đông cầu là ranh giới giữa làng Thủ Lệ (thuộc quận Ba Đình) và làng Yên Lãng (thuộc quận Đống Đa), còn bên phía Đông cầu là đất của làng Dịch Vọng Trung. Trong những năm chồng Pháp cuối thế kỷ XIX tại đầu phố này là chiến lũy của quân ta. Ở ngãy chỗ ngã tư trước cầu vào khoảng năm 1872, Tôn Thất Thuyết đã cho đắp một ụ đất lớn tại đấy để đặt súng “thần công”. Vì vậy chỗ này có tên là Ngã tư Ụ. Cũng nơi đây đã chứng kiến hai lần thất bại thảm hại của thực dân Pháp hồi đó.

Lần thứ nhất, vào ngàu 21/12/1873, quân ta đã phục kích tại đây, tướng giặc là Phư-răng-xi Gác-ni-ê (Francis Garnier) cùng hàng trăm lính Pháp cũng phải đền tội trên dọc phố này và đường Giảng Võ.

Lần thứ hai, trong ngày 19/5/1883, tướng giặc là Hăng-ri Ri-vi-e (henri Rivière) cũng bị chặn đánh tại đây và bỏ mạng cùng nhiều tên khác.

Về di tích lịch sử cổ xưa thì phố Cầu Giấy có ngôi đền Voi Phục nổi tiếng là một thắng cảnh của Thủ đô. Ngoài cửa đền có đắp 2 con voi quỳ phục, do đó mà thành tên gọi, tên chữ là Linh Lang từ vì là nơi thờ thần Linh Lang, một anh hùng đã hy sinh trongkhi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đền đã có từ đời Lý (thế kỷ XI). Nhưng qua nhiều lần trùng tu, đền đã không còn giữ được các hiện vật cổ, trừ một phiến đá có vết lõm đặt trong hậu cung tương truyền là từng được dùng làm gối đầu của Linh Lang trước khi hóa. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày trước kinh thành Thăng Long có bốn thần trấn giữ bảo vệ bốn phía thì Linh Lang là thần trấn phía tây.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ truyện tranh giúp trẻ phát triển kĩ năng sống an toàn
    Với mong muốn truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường, ở lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung cho bạn đọc nhỏ tuổi, NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ truyện tranh “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”.
  • 58 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    “Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII tiếp tục được thực hiện với nhiều đổi mới, sáng tạo, nhằm mục tiêu cao nhất là thể hiện tình yêu sách, sự trân trọng, tôn vinh và tri ân những tác giả, dịch giả và những tác phẩm tiêu biểu”, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII, năm 2024 tổ chức tại Hà Nội tối 29/11.
  • [Video] Lấp lánh làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
    Xuất hiện từ thời Lý, nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đã bước qua những thăng trầm lịch sử, có những lúc tưởng chừng như bị mai một, nhưng các thế hệ thợ nghề tâm huyết vẫn bám trụ với nghề đến tận ngày nay. Như một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng làng nghề truyền thống Thủ đô và của cả Việt Nam, khảm trai Chuôn Ngọ đã, đang tỏa sáng trong hàng trăm làng nghề truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Inforgaphic] Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng
    Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tại cuộc trao đổi này, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
  • Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
    Tối 29/11, Bộ Công Thương khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024, với chủ đề "Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu".
Đừng bỏ lỡ
Đường Cầu Giấy, thuộc quận Đống Đa và quận Cầu Giấy, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO