Đưa dân ca ví, giặm đến khán giả Thủ đô

HNM| 27/02/2022 20:44

Từ năm 2010 khi chọn Hà Nội là nơi sinh sống, học tập, nghệ sĩ Lê Thanh Phong đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc đưa dân ca ví, giặm đến với khán giả Thủ đô. Anh đã thành lập Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ để tập hợp những nghệ sĩ trẻ của tỉnh Nghệ An chung tay lan tỏa dân ca quê nhà.

Đưa dân ca ví, giặm đến khán giả Thủ đô
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong (bên trái) tại một buổi biểu diễn.

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong sinh năm 1992 tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bởi vậy, những làn điệu dân ca quê nhà luôn in đậm trong tâm hồn nghệ sĩ. Cùng với năng khiếu và nỗ lực học hỏi, luyện tập, nghệ sĩ Lê Thanh Phong dần khẳng định khả năng nghệ thuật và góp phần lan tỏa âm nhạc truyền thống.

Khi mới đến Hà Nội học tập, làm việc, anh đã nhanh chóng tìm hiểu và tích cực tham gia biểu diễn hát xẩm tại không gian chợ đêm Đồng Xuân, phố đi bộ Trịnh Công Sơn…, tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc truyền thống. Anh đã được nhận Bằng khen Vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa do Hội Di sản văn hóa Việt Nam trao tặng vào các năm 2017, 2018, 2019; giải Nhất Liên hoan câu lạc bộ hát xẩm các tỉnh phía Bắc năm 2019; Huy chương bạc tại Festival Âm nhạc dân gian quốc tế tổ chức tại Uzbekistan năm 2018…

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong cùng Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ đã đóng góp vào việc giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm. Tiền thân là Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm do Lê Thanh Phong thành lập năm 2010, Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ đã biểu diễn hàng trăm chương trình lớn, nhỏ, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Có thể kể đến là vở diễn “Xuân qua miền ví, giặm” (kết hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) biểu diễn năm 2018; “Dòng sông chở những câu hò” (kết hợp với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) biểu diễn năm 2019 và đặc biệt là vở diễn “Dâng Người câu hát quê hương” (kết hợp với kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam), biểu diễn dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2020…

Hiện tại, Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ do Lê Thanh Phong làm Trưởng đoàn có hơn 30 diễn viên, với 3 đội múa, hát và dàn nhạc dân tộc. Trong đoàn có những gương mặt ca sĩ nhiều triển vọng, từng đoạt giải cao trong cuộc thi Sao Mai, như: Ngọc Ánh, La Hoàng Quý, Quỳnh Anh… Trong tương lai, nghệ sĩ Lê Thanh Phong mong muốn đoàn nghệ thuật của mình không chỉ biểu diễn dân ca xứ Nghệ mà mở rộng với các loại hình dân ca khác, như quan họ, ca Huế… Anh hy vọng, đây sẽ là nơi thắp “ngọn lửa” tình yêu dân ca trong các nghệ sĩ trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Song song với công việc tại Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ, nghệ sĩ Lê Thanh Phong còn tham gia cộng tác trong các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Soạn giả Mai Văn Lạng, Trưởng phòng Dân ca và Nhạc cổ truyền Đài Tiếng nói Việt Nam đánh giá: “Lê Thanh Phong là nghệ sĩ đa tài, nhiệt huyết. Anh vừa hát hay, lại có thể viết, sáng tác ca khúc, làm phát thanh viên, dẫn chương trình, làm biên tập viên âm nhạc... Hơn 7 năm cộng tác làm chương trình dân ca tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Lê Thanh Phong luôn cố gắng trau dồi, học hỏi, tự viết và dẫn nhiều chương trình có dấu ấn”.

Mới bước vào tuổi 30, con đường phía trước của nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong đang rộng mở và chắc chắn còn nhiều chông gai. Hy vọng, bằng tình yêu và đam mê cháy bỏng với âm nhạc dân tộc, anh sẽ từng bước vượt qua để khẳng định tài năng và góp phần lan tỏa nghệ thuật truyền thống đến khán giả Thủ đô.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Đưa dân ca ví, giặm đến khán giả Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO