Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!

Độc giả Nguyễn Hoàng/VNN| 06/12/2017 20:53

Sau khi đọc bài viết "Nên đưa tác phẩm “ Chí Phèo “ ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?", độc giả Hoàng Anh đã gửi tới tòa soạn bài viết phản bác. Theo giảng viên Hoàng Anh, "đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn Nguyễn Song Hiền".

Đưa 'Chí Phèo' ra khỏi sách giáo khoa có được không?
Dưới đây là ý kiến của độc giả Hoàng Anh.

"Tôi cho rằng cần cân nhắc kỹ tác phẩm này liệu có giá trị thật sự về mặt giáo dục hay không nếu vẫn tiếp tục giữ trong chương trình Ngữ văn phổ thông"

Gửi bạn Nguyễn Sóng Hiền!

Ngày học phổ thông, tôi là dân chuyên văn. Những tác phẩm văn học chúng tôi được thầy cô giúp đào sâu, phân tích từng ngóc ngách,khía cạnh đến độ thuộc lòng. Trong số ấy, có tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc,chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn. Nếu bạn đang ở trước mặt tôi ngay lúc này, tôi cũng có thể đọc cho bạn nghe thuộc làu làu hơn một nửa tác phẩm ấy mà không cần nhìn sách.

Hôm nay, tôi khá sửng sốt khi bạn đưa ra ý kiến bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn 11. Tôi vội vàng gọi điện cho cô cháu gái cũng đang học lớp 11, cũng là dân chuyên văn bạn ạ!

Tôi thế hệ gần cuối 8X, cháu tôi thế hệ 2000. Được cái dì cháu tôi đều thích học văn lắm. Sở dĩ tôi gọi để xem cháu có cùng suy nghĩ với bạn không . Nhưng cháu nói: “Tác phẩm kinh điển của cháu đấy! Thầy giáo nước ngoài dạy tiếng Anh của cháu bảo là thầy thích nhất Truyện Kiều và Chí Phèo của Việt Nam”. Đấy bạn ạ ! Người nước ngoài không thân không thích, không “ chôn nhau cắt rốn” mà họ còn thích cơ mà, huống hồ người Việt ta?

Bạn ạ! Kể cả thời xưa hay thời nay, không phải ai cũng may mắn có điều kiện đầy đủ về tinh thần lẫn vật chất để được đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài như bạn. Cũng có người không cha, không mẹ, không học hành, nhưng họ vẫn thành công và thành nhân đấy thôi.

Nói thế để bạn hiểu rằng, cái nhận xét và đánh giá của bạn” Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục…Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá…Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy”… Đánh giá ấy nó phiến diện lắm bạn ạ! Con người ta không có quyền lựa chọn người Cha, người Mẹ, không có quyền lựa chọn nơi mình được sinh ra, nhưng người ta có quyền lựa chọn nhân cách sống cho riêng mình.

Đưa Đưa dua

Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong phim "Lãng Vũ Đại ngày ấy"

Chí Phèo cũng vậy, anh ta muốn có một nhân cách sống tốt, dù anh ta không được cha mẹ giáo dục nhưng nhân vật vẫn thức tỉnh để tìm đến lương thiện, cùng ước mơ mái ấm gia đình thật bình dị.Nhưng chính cái xã hội phong kiến tàn bạo ấy đã kìm hãm sự thức tỉnh của con người, không chỉ riêng Chí Phèo mà tất cả những người nông dân khác trong xã hội thời ấy đều chung cảnh ngộ.

Bà nội tôi khi còn sống thường kể lại rằng, thời ấy dân mình khổ lắm, muốn ngóc đầu lên sống tử tế cũng khó. Có người uất ức cứ tìm bọn cai lệ giết rồi tự sát. Cứ đến kì nộp sưu thuế là bà sợ lắm và nhớ như in. Cụ nội thân sinh ra bà không đóng kịp thuế, bị cai lệ gô cổ ra đình làng đánh gần chết. Sau đó vài ngày cụ mất vì sức yếu không chịu được đòn tra tấn, và vì không có thuốc chữa, bà tôi khi ấy mồ côi cả cha lẫn mẹ (vì cụ bà cũng mất do băng huyết khi vừa đẻ bà tôi ra).

Nói thế để bạn thấy, nhà văn Nam Cao không chỉ trực tiếp miêu tả cảnh bần cùng, đói cơm rách áo, mà nhà văn trăn trở suy nghĩ nhiều hơn đến hiện thực một con người: Con người không được là chính mình, con người trở thành quỷ dữ bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một guồng máy thống trị tàn bạo. Một Chí Phèo trượt dài trên con dốc của thời gian, triền miên trong những cơn say, mất cả lương tri, trên hành trình dài đằng đẵng của một kiếp sống không ra sống, trong không gian tăm tối ngột ngạt của xã hội Việt Nam đêm trước của cách mạng.

Cùng với ánh sáng của một ngày mới, lần đầu tiên Chí Phèo nhận biết những âm thanh của đời thường. Hiện tại lay thức lương tâm thành tiếng thở dài não ruột. Phút lóe sáng của tâm hồn đã giúp nhân vật ý thức nỗi đau của một kẻ cô đơn giữa đồng loại của mình. Thị Nở xuất hiện cùng nồi cháo hành đã thổi bùng ngọn lửa mong manh ấy, đem đến cho Chí Phèo những rung động đầu tiên của cảm giác yêu đương. Ngòi bút của Nam Cao vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi miêu tả quá trình về lại cõi người của Chí Phèo. Giá trị văn học nó nằm ở chỗ ấy bạn ạ!

Xuyên suốt cả bài viết của bạn, tôi thấy bạn luôn muốn đá sâu vào vấn đề không cha, không mẹ, không giáo dục của Chí Phèo, bạn phê phán luôn cả một tầng lớp những nhà phê bình văn học gạo cội của nước Việt chúng tôi.

Tôi dám khẳng định rằng bạn không hiểu giá trị văn học là gì. Văn học nó khác với sự trần trụi ở đâu! Chỉ hớt lấy cái váng ý nghĩa xã hội, phô bày những cái trần trụi nào là hiếp dâm, nào là không được giáo dục, nào là phải cách lý ra khỏi xã hội…không hề đặt nhân vật vào hoàn cảnh và thời điểm để hiểu rõ những giá trị to lớn trong ấy. Giá trị văn học nằm ở giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ. Nhưng cả 3 giá trị ấy đều bị bạn vứt bỏ.

Tôi thấy bạn phê phán tác phẩm Chí Phèo, nhưng hóa ra tôi lại cảm thấy bạn đang ngầm phê phán cái xã hội chúng tôi đang sống thì phải. Tôi phải hiểu sao về câu nói của bạn: “Nhưng xin thưa, nếu không sống ở xã hội đó mà xã hội có văn minh hơn đi nữa, những đứa trẻ bị bỏ rơi như Chí cũng khó để đón nhận được sự đối đãi công bằng từ xã hội. Thậm chí còn bị ngược đãi và lạm dụng, vì thân cô thế cô không ai bảo vệ” . Bạn sai rồi, xã hội của chúng tôi không đến nỗi tệ như bạn nghĩ đâu.

Lớp bụi thời gian càng phủ dầy theo năm tháng, thì tác phẩm sẽ càng khẳng định thêm giá trị. Đọc Chí Phèo, tôi luôn trân trọng tấm lòng đối với con người của nhà văn Nam Cao, hiểu được thái độ dũng cảm đối mặt hiện thực của một nhà văn chân chính. Chính ở cái nhân văn ấy, tác phẩm đã sống mãi trong lòng của bao thế hệ người đọc, nhưng thật tiếc trong số thế hệ ấy lại không có bạn!

Hoàng Anh (Trường Nghiệp vụ Kiểm Sát tại TP.HCM)

Đưa Đưa dua Bạn Sóng Hiền nên hiểu một đặc tính của văn học là hình tượng và đại diện hóa, để thực hiện nhiệm vụ của văn học là nhân đạo hóa con người, làm cho con người hiểu lịch sử, căm ghét cái ác và yêu cái thiện. Hình tượng và đại diện hóa không có nghĩa là 90 hay 100% nông dân ngày ấy phải y hệt như Chí Phèo. Diễn biến tâm lý của Chí Phèo và dáng dấp xã hội thời đó đã được lột tả đầy sống động. Trường Mỹ, Úc còn dạy tác phẩm này và xem như tác phẩm kinh điển (cùng với việc dạy "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng nữa). Bạn là nghiên cứu sinh nhưng còn yếu về lý luận văn học và lý thuyết về khoa học phát triển con người, phân tích thì theo cảm tính, nên bài viết của bạn như đánh tráo khái niệm.

Độc giả Nguyễn Hoàng

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đưa "Chí Phèo" khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO