Dự án 300 tỷ, tốn thêm 250 tỷ "khắc phục sự cố": Nguy cơ bị vùi lấp

Vietnamnet| 06/10/2017 14:42

Dự án San nền, đường giao thông, thoát nước khu tái định cư (TĐC) Chi Luông, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ. Thế nhưng, khi công trình cơ bản hoàn thành thì xảy ra sự cố, đe dọa đến an toàn của hàng loạt công trình lớn, nếu xử lý tốn thêm hơn 250 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát các nội dung chi, mức chi của các hạng mục khắc phục sự cố công trình san nền, đường giao thông và thoát nước khu tái định cư Mường Luông, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

Dự án San nền, đường giao thông, thoát nước khu TĐC Chi Luông, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên được khởi công xây dựng đầu tháng 10-2015 và thực hiện cơ bản hoàn thành cuối tháng 12-2015. 

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 300 tỷ.
Dự án 300 tỷ, tốn thêm 250 tỷ
Nhiều công trình ở Mường Lay bị đe dọa trước nguy cơ sạt lở. Ảnh: TTXVN

Thế nhưng, khi công trình cơ bản hoàn thành thì xảy ra sự cố trượt mái taluy dương, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho các công trình phía chân taluy như: Trung tâm Hội nghị văn hóa thị xã Mường Lay, UBND thị xã Mường Lay, sân vận động thị xã... Những công trình này có nguy cơ bị đất đá vùi lấp nếu xảy ra sự cố sạt lở.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do địa chất khu vực này phức tạp, cộng thêm lỗi thiết kế ban đầu khiến cho toàn bộ công trình này được đặt vào tình trạng đặc biệt nguy hiểm, phân cấp sự cố cấp độ III, đặc biệt nguy hiểm.

Trước mức độ khẩn cấp của sự việc, từ năm 2016, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã có báo cáo xin ý kiến và chủ trương xử lý của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, mời các chuyên gia đến khảo sát thực tế tại hiện trường và lập phương án khắc phục sự cố.

Điều đáng nói, tổng mức đầu tư của dự án ban đầu chỉ là hơn 300 tỷ. Nhưng vì sự cố nguy hiểm này nên phải dùng thêm số tiền ước tính lên tới hơn 250 tỷ để xử lý.

Như vậy, từ mức hơn 300 tỷ, tổng mức đầu tư dự án đã lên đến hơn 566 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Điện Biên, số tiền 250 tỷ để khắc phục sự cố được lấy từ nguồn vốn còn dư sau quyết toán Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh là hơn 36 tỷ, vốn dự phòng còn lại của Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh là hơn 57 tỷ, còn lại 158 tỷ là từ vốn dự phòng ngân sách trung ương.

Thế nhưng, cho ý kiến về nội dung này, Bộ Tài chính chỉ đồng tình với việc nguồn vốn khắc phục sự cố lấy từ vốn còn dư sau quyết toán của dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh và vốn dự phòng của dự án là khoảng 94 tỷ. Còn nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2017 chỉ dùng 50 tỷ đồng (con số Điện Biên đề xuất là 158 tỷ).

“Số vốn còn lại tỉnh chủ động sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện”, Bộ Tài chính nêu ý kiến.

Quan điểm của Bộ Tài chính nhận được sự đồng tình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ đồng tình việc nguồn vốn khắc phục sự cố lấy từ vốn còn dư sau quyết toán của dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh và vốn dự phòng của dự án là hơn 94 tỷ. Còn nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2017 chỉ dùng 50 tỷ đồng. Số vốn còn lại sẽ cân đối, bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương khi có điều kiện về nguồn vốn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý UBND tỉnh Điện Biên cần “nghiêm khắc rút kinh nghiệm” và “kiểm điểm các tổ chức, cá nhân” có liên quan đến sự cố công trình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 1798 ngày 11-10-2016.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Dự án 300 tỷ, tốn thêm 250 tỷ "khắc phục sự cố": Nguy cơ bị vùi lấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO