Sự kiện & Bình luận

Đồng chí Phan Văn Khỏe: Người chiến sĩ cộng sản kiên cường

Tạp chí Người Hà Nội 06/03/2024 11:19

Kỷ niệm 78 năm ngày hy sinh của đồng chí Phan Văn Khỏe, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ (07/3/1946 - 07/3/2024) là dịp để ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và dân tộc; qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua học tập, lao động, công tác và chiến đấu góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc và văn minh.

1812911-nvt-1837.jpg
Công trình Nhà lưu niệm đồng chí Phan Văn Khỏe (xã Mỹ Hạnh Đông, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). (Ảnh: Báo Ấp Bắc)

Đồng chí Phan Văn Khoẻ sinh năm 1901 ở làng Mỹ Hạnh Đông, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Đồng chí là con thứ tư trong gia đình nông dân nghèo, đông con. Dòng họ Phan của đồng chí định cư khá lâu ở xóm Cống Huế, lãng Mỹ Hạnh Đông. Dưới thời thực dân Pháp thống trị nước ta, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, người dân phải lo cái ăn, ít ai được học hành, nhưng gia đình vẫn cố gắng lo cho đồng chí được cắp sách đến trường. Bản thân đồng chỉ ham học hỏi, đọc nhiều sách báo và - hay tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong xã hội, nên đồng chí có vốn kiến thức sâu rộng hơn trình độ học vấn của mình.

Năm 1928, đồng chí là hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở làng Mỹ Hạnh Đông. Đầu năm 1930, khi chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phát triển thành chi bộ An Nam cộng sản Đảng thì đồng chí là một trong những người đảng viên đầu tiên của quận Cai Lậy. Cuối tháng 4/1930, Tỉnh ủy làm thời Mỹ Thọ phân công đồng chỉ phụ trách phong trào đấu tranh cách mạng ở quận Cai Lấy. Đầu năm 1933, đồng chỉ được bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho. Cuối năm 1933, đồng chí được chỉ định làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho.

Ngày 01/5/1936, đồng chí lãnh đạo cuộc đấu tranh của gần 500 đồng bào các xã vùng Mỹ Hạnh Đông kéo ra chợ Cai Lậy đòi dân sinh, dân chủ. Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và gây tiếng vang khắp tỉnh Mỹ Tho. Cuối năm 1936, đồng chí là Xứ ủy viên Nam kỹ, phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Trung Nam kỳ, bao gồm các tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc.

Năm 1940, đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ tăng cường về Mỹ Tho với chức vụ là Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Mỹ Tho, tập trung thực hiện nhiệm vụ củng cố tổ chức, phát triển lực lượng cách mạng và chuẩn bị phong trào đấu tranh mới sau khi Cao trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân ta bị thực dân Pháp đàn áp dã man.

Đêm 22 rạng ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở quận Châu Thành và quận Cai Lậy. Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho đặt tại đình Long Hưng xã Long Hưng, quận Châu Thành. Tại đây, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Mỹ Tho được thành lập. Trong 49 ngày làm chủ từ 23/11/1940 đến 12/01/1941, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Mỹ Tho thực hiện được một số việc có ý nghĩa lịch sử, như thành lập chính quyền nhân dân cách mạng cấp tỉnh, quận, xã; thành lập Tòa án nhân dân cách mạng tỉnh; thực thi một số chính sách: Xóa bỏ các thứ thuế vô lý, các khoản nợ của nông dân thiếu địa chủ, tịch thu lúa của địa chủ chia dân nghèo, giáo dục và khoan hỗng người lầm đường lạc lối. Chế độ dân chủ cộng hòa trở thành hiện thực trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.

Sau khởi nghĩa, cơ sở, tổ chức Đảng bị khủng bố tan rã và nhiều đảng viên, cán bộ và quần chúng bị bắt, bị giết hại. Hệ thống tổ chức Đảng từ Xứ ủy xuống Tinh ủy, Quận ủy, Chi bộ đứt liên lạc. Đồng chí Phan Văn Khỏe vẫn bám địa bàn, móc nối liên lạc từ Xứ ủy đến chi bộ. Đầu năm 1941, các đồng chí Xứ ủy bầu đồng chí Phan Văn Khỏe giữ chức vụ Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, hệ thống tổ chức Đảng phục hồi. Giữa năm 1941, trên đường công tác, đồng chí bị giặc bắt, sau đó đày ra Côn Đảo.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí trở về tiếp tục công tác ở tỉnh Mỹ Tho, được Xứ ủy Nam bộ cử làm Đặc phái viên của Xứ ủy và Liên tỉnh ủy miền Trung Nam bộ. Ngày 07/3/1946, trên đường công tác, đồng chí bị giặc bắt. Chúng tra tấn đồng chí hết sức dã man. Không thể khuất phục đồng chí, ngay trong đêm đó, bọn giặc đã thủ tiêu đồng chí ở gò Bà Đội Phận - một bãi nghĩa địa hoang vắng ở phía đông chợ Cai Lậy (nay là Khu phố 1, phường 4, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang).

Những cống hiến của ông đối với sự nghiệp cách mạng đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tôn vinh. Theo đó, ngày 30/5/1998, ông được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội noi gương đồng chí Đào Duy Tùng để viết tiếp những trang sử hào hùng của Thủ đô
    Sáng 13/5, Thành ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024) – nguyên Thường trực Ban Bí thư, người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta trước, trong thời kỳ đầu đổi mới.
  • Ngỡ ngàng Phùng Khắc Bắc, một chấm xanh
    hùng Khắc Bắc sinh năm 1944, tên khai sinh là Phùng Khắc Toàn. Anh tham gia quân đội từ 1966 đến 1988 và được biết đến như một cây bút văn xuôi.
  • Tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chính thức hoạt động
    Tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo xuất phát từ Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (Nhà Bè) 3 chuyến/tuần, xuất phát lúc 7h sáng, thời gian di chuyển hết khoảng 4 giờ đồng hồ sẽ đến nơi.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé, anh đợi em!”.
Đừng bỏ lỡ
Đồng chí Phan Văn Khỏe: Người chiến sĩ cộng sản kiên cường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO