Đổi mới vì một Việt Nam thịnh vượng

Hanoimoi| 20/09/2019 07:48

Sáng 19-9, Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019) với chủ đề "Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động" đã diễn ra tại Hà Nội.

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các đối tác tổ chức. Đây là diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển Việt Nam, được tổ chức đầu tiên năm 2018 và là sự tiếp nối và kế thừa Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trước đây.

Đổi mới vì một Việt Nam thịnh vượng
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương; các chuyên gia, học giả hàng đầu trên thế giới; đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước. Trong buổi sáng, diễn đàn có 2 phiên thảo luận với các chủ đề "Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập" và "Đổi mới sáng tạo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình". 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng là một quá trình vận động không ngừng với nhiều cơ hội và thách thức. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam xác định một định hướng quan trọng về thể chế là: Hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế.

Xây dựng, hoàn thiện, thử nghiệm khung pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số. Định hướng phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm; cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới; thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, sản xuất - kinh doanh, tổ chức xã hội. Ứng dụng và phát triển công nghệ mới để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.

Tham gia diễn đàn, ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã có bài phát biểu đề cập mong muốn các đại biểu tập trung thảo luận 2 lĩnh vực quan trọng, đóng góp vào lộ trình phát triển của Việt Nam trong thập kỷ tới, đó là tìm ra các giải pháp nhằm giải quyết điểm yếu cơ bản trong mô hình tăng trưởng hiện tại và vấn đề liên quan tới thể chế thị trường.

Đổi mới vì một Việt Nam thịnh vượng
Ảnh: Báo Đầu tư

Sau phần khai mạc, diễn đàn bước vào phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề "Hướng tới thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập". Ông David Dollar, nghiên cứu viên cao cấp Viện Brookings (Hoa Kỳ), nguyên Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Trung Quốc cho rằng, Việt Nam cần có chính sách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân; đồng thời cần tạo sân chơi công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, mở cửa ngành tài chính. Đây là cơ sở để Việt Nam thu hút thêm đầu tư nước ngoài, cải thiện thu nhập bình quân đầu người.

Còn ông Alwaleed Alatabani, chuyên gia kinh tế trưởng về khu vực tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh việc cần có chính sách đa dạng hóa nguồn vốn bằng "mở cửa" thị trường tài chính và chứng khoán để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân... phục vụ cho phát triển kinh tế.

Về vấn đề này, ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số định hướng hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó cần công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; nhà nước tiếp tục chủ động giảm bớt và thay đổi vai trò và chức năng của mình, qua đó, làm thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì đề xuất giải pháp cần phân định rõ ràng giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ.

Ở phiên thứ hai, các đại biểu tập trung thảo luận chủ đề "Đổi mới sáng tạo để vượt qua bẫy thu nhập trung bình"...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Đổi mới vì một Việt Nam thịnh vượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO