Doanh nghiệp bán lẻ trước cánh cửa EVFTA

Theo Hà Nội Mới| 21/06/2020 16:54

Việc thực hiện mở cửa thị trường nội địa theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra những quyết sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh mới.

Doanh nghiệp bán lẻ trước cánh cửa EVFTA

Việc ký kết EVFTA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Ảnh: Khuê Diệp

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, tại khu vực châu Á thời gian gần đây, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ có tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi, trong đó việc ký kết EVFTA sẽ mang lại những điểm sáng cho nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng.

Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nhận định, đây là cơ hội tăng cường lưu thông hàng hóa trong nước thông qua việc mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh của các nhà bán lẻ nước ngoài. Quy mô thị trường trong nước còn nhiều dư địa phát triển và đó chính là khoảng trống để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mở rộng thị phần. Có thể nói, việc mở cửa thị trường sẽ đem lại cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cơ hội tiếp cận và hấp thụ nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ quản lý tiên tiến trong các hoạt động thương mại từ các nước EU. Cơ sở hạ tầng thương mại sẽ được hiện đại hóa, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao…

Tuy nhiên, EVFTA cũng có những tác động tiêu cực, tạo ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp phân phối trong nước, đặc biệt là với doanh nghiệp phân phối có quy mô nhỏ và vừa. Đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp phân phối trong nước với năng lực hạn chế hơn so với các doanh nghiệp phân phối lớn đến từ các nước thuộc EU vốn có tiềm lực mạnh. Hệ thống chính sách, pháp luật có thể không theo kịp biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý thương mại điện tử có sự chênh lệch; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu...

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông) cho biết, nhiều doanh nghiệp có vốn nhỏ, trình độ quản lý chưa cao sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ còn chịu thách thức khi phải thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kinh tế số. Việc chuyển đổi và số hóa các hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản trị khách hàng là vấn đề vô cùng quan trọng nhưng hiện vẫn là lực cản rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, để tận dụng tối đa tiềm năng của EVFTA, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện một số nhóm giải pháp. Trong đó, cần chú trọng việc nghiên cứu nội luật hóa các cam kết của EVFTA để triển khai một cách có hiệu quả; tăng cường các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, cần tháo gỡ khó khăn về logistics hỗ trợ phát triển thương mại; đẩy mạnh cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự liên thông giữa các bộ, ngành để nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh.

Mặt khác, cần hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng lập các “hàng rào kỹ thuật”, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về các quy định theo cam kết của EVFTA…

Ngoài những giải pháp trên, để hạn chế những tác động tiêu cực, doanh nghiệp phân phối nhỏ và vừa trong nước cần nghiên cứu kỹ những nội dung, các quy tắc nội khối để có sự chuẩn bị sẵn sàng trong việc tận dụng những cơ hội có được từ EVFTA; tăng cường liên kết và hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tận dụng công nghệ, quản lý, thị trường nhằm tăng cường khả năng tham gia chuỗi giá trị, liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước, khu vực, toàn cầu…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
Doanh nghiệp bán lẻ trước cánh cửa EVFTA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO