Định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội trong Luật Thủ đô sửa đổi

KTĐT| 16/04/2022 11:44

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm khoa học về “Phát triển Văn hóa - Giáo dục Thủ đô”. Đây là vấn đề đặt ra trong đánh giá tác động của chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tham gia tọa đàm có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các cơ quan T.Ư, bộ, ngành, trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc TP Hà Nội.
Quang cảnh tọa đàm
Quang cảnh tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung trao đổi, phân tích, dự báo tác động tích cực, tiêu cực của chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) liên quan đến nội dung phát triển văn hóa, giáo dục Thủ đô.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đánh giá, việc cho phép TP được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù sẽ góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa xứ Đoài đặc trưng riêng có. Đây là những thông tin, kiến thức văn hóa chưa có điều kiện để phản ánh đầy đủ trong khung chương trình chung của Bộ GD&ĐT.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đánh giá, việc điều chỉnh, bổ sung với một số môn học phù hợp với điều kiện đặc thù, góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đánh giá, việc điều chỉnh, bổ sung với một số môn học phù hợp với điều kiện đặc thù, góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới

“Việc điều chỉnh, bổ sung chương trình này còn góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới. Điều này phù hợp với thực tế TP Hà Nội đang giữ vị trí đứng đầu cả nước về khoa học, giáo dục, về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Việc bổ sung, nâng cao chương trình dạy học một số môn để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn của Thủ đô...” - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn nhận xét.

PGS-TS Phạm Duy Đức - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa & Phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đề xuất, TP Hà Nội nên có chính sách thu hút các tài năng về văn hóa nghệ thuật. Hiện nay, các tài năng về văn hóa nghệ thuật toàn đổ xô vào TP Hồ Chí Minh sinh sống, nơi có đất diễn và có sự cọ xát của các tài năng. Để có sự quay trở lại của các trung tâm văn hóa, Hà Nội phải có chính sách thu hút các tài năng cống hiến cho sự phát triển của Thủ đô.

PGS-TS Nguyễn Chí Mỳ - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề xuất, phải tính đến các yếu tố văn hóa khi Hà Nội xây dựng các chiến lược, các đề án phát triển kinh tế - xã hội
PGS-TS Nguyễn Chí Mỳ - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề xuất, phải tính đến các yếu tố văn hóa khi Hà Nội xây dựng các chiến lược, các đề án phát triển kinh tế - xã hội

“Ngoài ra, hiện nay, các trung tâm công nghiệp xuất hiện rất nhiều nhưng chưa có trung tâm công nghiệp sáng tạo văn hóa, các hoạt động văn hóa chủ yếu tự phát, rời rạc, lẻ tẻ ở nhiều nơi. Nên chăng Hà Nội xây dựng khu công nghiệp văn hóa, hoặc trung tâm sáng tạo văn hóa thu hút các hoạt động văn hóa đại diện của Thủ đô, và đây sẽ trở thành một ngành công nghiệp thu lại lợi nhuận”- PGS-TS Phạm Duy Đức đề xuất.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Chí Mỳ - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đề xuất thêm nội dung: Phải tính đến các yếu tố văn hóa khi Hà Nội xây dựng các chiến lược, các đề án phát triển kinh tế - xã hội. Sau này, các cấp, ngành chức năng có thể thẩm định từng chiến lược, từng đề án của Hà Nội.

Theo TS Nguyễn Ngọc Kỳ, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại cuộc tọa đàm sẽ được Viện tổng hợp để xây dựng Dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)”
Theo TS Nguyễn Ngọc Kỳ, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại cuộc tọa đàm sẽ được Viện tổng hợp để xây dựng Dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)”

“Dù có hiện đại đến đâu, nếu Thăng Long - Hà Nội không giữ được bản sắc văn hóa 1000 năm, làm sao có sức thu hút đối với nhân loại? Khi xây dựng các chiến lược, đề án cho Hà Nội, phải tính tới các yếu tố văn hóa trong đó” - PGS-TS Nguyễn Chí Mỳ nêu quan điểm.

Theo TS Nguyễn Ngọc Kỳ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tại cuộc tọa đàm sẽ được Viện tổng hợp để xây dựng Dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề xuất trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
Đừng bỏ lỡ
Định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội trong Luật Thủ đô sửa đổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO