Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản”

M.K/LĐ| 21/12/2017 18:00

Festival Huế 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” sẽ bắt đầu từ ngày 27.4 đến 2.5.2018.

Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản”
Theo BTC, Festival Huế 2018 quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc, mang dấu ấn của những vùng văn hóa tiêu biểu của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, là cơ hội để quảng báo Huế - thành phố văn hóa, thành phố di sản, thành phố du lịch đặc trưng của Việt Nam. Đây cũng là dịp để giới thiệu với công chúng trong nước, bạn bè quốc tế về tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống và cung đình Huế.

Một số chương trình được tổ chức tại các sân khấu chính Cung An Định, Đại Nội với những lễ hội, biểu diễn nghệ thuật truyền thống đáng chú ý gồm Liên hoan “Hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc”; Lễ hội “Hương xưa làng Cổ”; Lễ hội “Sóng nước Tam Giang”, Lễ hội áo dài lấy ý tưởng từ nghệ thuật Huế và tà áo dài lụa với Việt Nam… Ngoài ra, nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa dạng được diễn ra liên tục với cuộc triển lãm, trưng bày, đua ghe truyền thống, nghệ thuật thả Diều Huế, thư pháp… sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và công chúng. Dự kiến Festival Huế 2018 thu hút sự tham gia của hơn 20 đoàn nghệ thuật đến từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Nga, Pháp, Bỉ…

Điểm nhấn chính của Festival Huế lần này là tiếp tục tái hiện nhiều sinh hoạt cung đình độc đáo trong không gian huyền ảo của chương trình “Văn hiến Kinh kỳ”; những chương trình giới thiệu tinh hoa nghệ thuật dân gian, nghệ thuật cung đình xứ Huế; lễ hội Văn hóa Phật giáo. Đồng thời du khách sẽ có thể lựa chọn trải nghiệm các tour, tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái khám phá vẻ đẹp độc đáo của vùng đất, từ Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới, vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai.

Được biết, Festival Huế là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và mang tính quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được tổ chức định kỳ 2 năm một lần vào các năm chẵn. Với 9 lần tổ chức, Festival Huế khảng định vị thế và thương hiệu trong cộng đồng cũng như trên thế giới. Đặc biệt, Festival Huế cũng là cơ hội giúp du khách tìm hiểu những giá trị độc đáo của 5 di sản được Unesco công nhận gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993); Nhã nhạc Cung Đình Huế (2003); Mộc bản triều Nguyễn (2009); Châu bản triều Nguyễn (2014); Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016). Mới đây, Huế cùng với 9 tỉnh, thành phố miền Trung đồng chủ sở hữu 1 Di sản văn hóa phi vật thể vừa được Unesco công nhận vào tháng 12.2017 là nghệ thuật Bài Chòi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO