Đền Đồng Nhân

HNMCT| 10/04/2022 20:11

Đền Đồng Nhân xưa (hay đền Hai Bà Trưng) là ngôi đền cổ nằm trên đất bãi Đồng Nhân bên bờ sông Hồng. Ngày nay, đền tọa lạc tại số 12 phố Hương Viên (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là một trong những ngôi đền thiêng thờ hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đền Đồng Nhân cùng với đình, chùa là quần thể di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2020.

Đền Đồng Nhân

Theo sử liệu, đền Hai Bà Trưng được xây dựng vào đời vua Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định thứ ba (1142), tại khu vực bãi sông của làng Đồng Nhân. Sau đó, do vùng đất này bị xói lở nên dân làng đã di dời ngôi đền tới thôn Hương Viên, tức vị trí ngày nay. Đền là trung tâm của quần thể di tích với chùa Viên Minh cùng đình thờ thần Cao Sơn Đại vương, Quốc vương Thiên tử, thần Đô Hồ Đại vương và các vị thủy thần có công phù trợ cho cư dân sống ở ven sông.

Đền được xây trên khuôn viên rộng 4.000m2, theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trước cổng có một hồ bán nguyệt. Qua một con đường là tới khoảng sân rộng cùng nghi môn gồm 4 trụ. Bên trái là tấm bia lớn cưỡi lưng rùa, bên phải là phương đình kiểu hai tầng tám mái. Đi vào trong là nhà tiền tế 7 gian với tượng hai con voi bằng gỗ sơn đen, được gắn đôi ngà thật.

Nhà tiền tế nối với hậu cung bằng tòa thiêu hương, bên trong đặt ngai thờ và bức khảm hình Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Gian hậu cung đặt tượng Hai Bà, hai bên là tượng 6 nữ tướng. Trong đền hiện còn giữ được nhiều đồ tế khí sơn son thếp vàng có giá trị như bát bửu, hoành phi, câu đối có niên đại thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đền Đồng Nhân còn có tấm bia “Trưng Vương sự tích bi ký” đặt ở sân trước bái đường, do tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm 1840 với nội dung ca ngợi Hai Bà là bậc “Nam bang tiết liệt”.

Hằng năm, để tri ân công ơn của Hai Bà, người dân nơi đây tổ chức lễ hội đền Đồng Nhân từ mồng 4 đến mồng 7 tháng Hai. Mồng 6 là chính hội, đặc sắc nhất phải kể đến chương trình biểu diễn nghệ thuật tái hiện cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, sau đó là phần hội với các trò chơi dân gian. Đúng 12h trưa là lễ rước cỗ ông chủ và tế hội đồng của 4 xã kết chạ cùng thờ Hai Bà Trưng gồm làng Phụng Công (xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), làng Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) và làng Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Đền Đồng Nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO