Đến 2020 đào tạo nghề bình quân 2,25 triệu người/năm

Bộ LĐTB&XH| 04/07/2017 12:18

Đây là nội dung tại dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến rộng rãi.

 Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mục tiêu đến năm 2020, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,25 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng chiếm khoảng 70% và 10% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 70 trường chất lượng cao và 150 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có 3 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 40 trường và 54 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo các điều kiện quy định về đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; mạng lưới có khoảng 35% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đến năm 2030, mạng lưới đủ năng lực đào tạo bình quân khoảng 2,3 triệu người/năm, trong đó: trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng khoảng 60% và 20% người học trình độ trung cấp trở lên thuộc các ngành, nghề trọng điểm; phát triển 120 trường chất lượng cao và 200 ngành, nghề trọng điểm (trong đó: có từ 10 đến 15 trường đạt đẳng cấp quốc tế; 70 trường và 90 ngành, nghề tiếp cận với trình độ của các nước ASEAN-4 hoặc các nước tiên tiến trên thế giới); 100% các cơ sở đào tạo được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia trong đó một số tiêu chí tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; mạng lưới có khoảng 45% cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu mạng lưới

Theo dự thảo, cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Theo cấp trình độ đào tạo gồm: Trường cao đẳng (đào tạo trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cao đẳng nâng cao), trường trung cấp (đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp) và trung tâm giáo dục nghề nghiệp (đào tạo trình độ sơ cấp).

Theo hình thức sở hữu gồm: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo phân tầng chất lượng: Trường đạt đẳng cấp quốc tế, trường chất lượng cao, trường được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia.

Theo đối tượng đào tạo gồm: Cơ sở đào tạo đối tượng đặc thù (người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng đặc thù khác), cơ sở đào tạo ngành, nghề đặc thù (chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, y tế và các ngành, nghề đặc thù khác).

Theo lĩnh vực đào tạo: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên ngành và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành.

Về ngành, nghề đào tạo, theo dự thảo, đến năm 2020, học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 40%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 32% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 28%. Đến năm 2030 học sinh, sinh viên học các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 42%, lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 38% và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 20%.

Về nguồn lực thực hiện quy hoạch, theo dự thảo, ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư theo nghề trọng điểm, trường chất lượng cao, trường đạt đẳng cấp quốc tế và các cơ sở đào tạo đặc thù. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn xã hội hoá, ODA, FDI, nguồn lực đầu tư trong nước để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

 Lộ trình thực hiện

Giai đoạn 2017-2020: Xây dựng và ban hành các chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp theo các cấp trình độ và phân tầng chất lượng; Rà soát, sắp xếp lại cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các chuẩn.

Giai đoạn 2021-2030: Điều chỉnh, bổ sung các chuẩn cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước và yêu cầu hội nhập; Tập trung nâng cao năng lực đào tạo của mạng lưới đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đến 2020 đào tạo nghề bình quân 2,25 triệu người/năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO