Văn hóa - Xã hội

Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia

Văn Thiện 20:50 20/05/2025

Sáng ngày 20/5, tại Quốc hội, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

624fa2ada54f6.jpg
Ảnh minh họa

Chính phủ cho biết, thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 657 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 597.152 căn.

Như vậy, với số lượng 66.755 căn hộ hoàn thành đến nay mới đạt khoảng 15,6% mục tiêu của đề án đến năm 2025.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, để có nguồn vốn dài hạn, bền vững cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia, hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Cùng đó là nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Quỹ Nhà ở quốc gia là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được thành lập ở Trung ương và địa phương, thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuê mua, thuê.

Việc thành lập Quỹ phát triển nhà ở không phải là nội dung mới mà đã được quy định tại pháp luật về nhà ở trước đây. Luật Nhà ở năm 2005, Điều 19 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, đã quy định cụ thể về Quỹ phát triển nhà ở bao gồm: các nguồn hình thành quỹ; thẩm quyền thành lập quỹ; mô hình, tổ chức hoạt động, địa vị pháp lý của quỹ.

Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở còn hạn chế, nên hầu hết quỹ phát triển nhà ở địa phương đã sáp nhập vào quỹ đầu tư phát triển địa phương. Hiện nay, trên cả nước có 43 quỹ đang hoạt động, gồm 40 quỹ đầu tư phát triển, một công ty 100% vốn Nhà nước (HFIC), một quỹ hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư, một quỹ phát triển đất nhận ủy thác quản lý Quỹ Đầu tư phát triển (Quảng Bình). Mô hình hoạt động theo hình thức độc lập gồm Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành, đối với Công ty tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) hoạt động theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Tờ trình nêu một số ví dụ, một số quỹ đầu tư phát triển địa phương cũng đang triển khai đầu tư xây dựng. Cụ thể, ngoài Quỹ phát triển nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn bốn quỹ có hoạt động đầu tư trực tiếp nhà ở xã hội: Lào Cai, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đắk Lắk với tổng mức đầu tư 743 tỷ đồng và cung cấp 1.345 căn hộ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các quỹ phát triển địa phương này đều đang gặp khó khăn trong hoạt động do không được cấp bổ sung vốn, dẫn đến khó có thể cung cấp vốn để phát triển, tạo lập nhà ở xã hội dài hạn, bền vững.

Chính phủ cũng đề xuất nhiều cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn tới. Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công không thông qua đấu thầu.

Đặc biệt, các thủ tục đầu tư xây dựng được rút gọn đáng kể như bỏ thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Theo Bộ Xây dựng, trước đó nhiều doanh nghiệp phản ánh, thủ tục để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư với dự án nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang (sau khi đã chấp thuận chủ trương đầu tư) lên tới gần 300 ngày.

Do đó, dự thảo bổ sung quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không thông qua đấu thầu. Thời gian dự kiến tối đa 75 ngày, cắt giảm được khoảng 200 ngày, tương ứng khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.

Về giá, chủ đầu tư tự xây dựng, thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực về hoạt động xây dựng để thẩm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội...

Theo cơ quan soạn thảo, một số địa phương và chủ đầu tư phản ánh việc xác định giá bán, cho thuê mua khó chính xác, dẫn đến thẩm định giá gặp khó khăn. Việc giao chủ đầu tư xác định giá và thực hiện kiểm toán, gửi đến UBND cấp tỉnh thẩm định lần 2 sẽ rút ngắn được thủ tục từ 30 - 90 ngày.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
  • [Podcast] Chả ốc – món ngon “mê hoặc” thực khách
    Hà Nội ngàn năm tuổi luôn có những món ăn ngon, thức quà vặt gắn với 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Nếu có một món ăn nào đó khiến người ta cảm nhận được Thủ đô của Việt Nam không chỉ bằng vị giác, mà còn bằng ký ức, thì đó hẳn là chả ốc Tây Hồ. Một chiều mùa hạ, khi những cơn gió từ mặt nước hồ Tây thổi vào phố nhỏ, ngõ nhỏ, cùng với hương hoa sen, ta còn bắt gặp mùi thơm rất riêng – ngai ngái, cay nồng, béo ngậy – từ những hàng quán bình dân ven đường. Đó là mùi của chả ốc – món ăn dân dã nhưng lại mang trong mình phong vị rất “người Hà Nội”: thâm trầm, sâu sắc mà không vội vàng.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO