Để nghệ thuật truyền thống hái ra tiền

kinhtedothi| 04/07/2022 14:29

Đã qua rồi thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật sân khấu truyền thống (tuồng, chèo, cải lương). Đã qua rồi một thời sân khấu là thánh đường với những tên tuổi nghệ sĩ như những cây đa, cây đề.

Không còn cảnh khán giả chen chân vào rạp, không còn cảnh đẩy nhau để lấy một chỗ tốt đứng xem chiếu chèo ở đầu đình, bến chùa. Nhưng không phải vì thế nghệ thuật truyền thống không có thế mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa. Nhưng làm cách nào để sống lại thánh đường đó câu hỏi khiến các đơn vị đang lần dò tìm lời giải.

Bài 1: Không đứng ngoài dòng chảy công nghiệp hóa

Việt Nam có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống phong phú, đặc sắc nhưng tiềm năng đó có khá nhiều điểm nghẽn trong khai thác công nghiệp văn hóa. Việt Nam ít coi các lĩnh vực của văn hóa là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế.

Phải đến 3 - năm trở lại đây, điểm nghẽn này mới dần được khai thông, cũng tạo điều kiện cho nghệ thuật truyền thống có cơ hội bứt phát thể hiện sự đặc sắc riêng biệt với giá trị văn hóa chung của dân tộc cũng như thế giới.

Biểu diễn hát chèo tại 15 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng
Biểu diễn hát chèo tại 15 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Khâu đột phá trong văn hóa

Khai thác giá trị kinh tế của văn hóa để văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước là chủ trương xuyên suốt của Đảng qua nhiều kỳ đại hội. Đặc biệt, trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”.

Như vậy, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem như một khâu đột phá trong phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giúp chúng ta phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam nhằm thực hiện khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, để văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần, soi đường cho quốc dân đi trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Đối với tiềm năng văn hóa, Việt Nam tự hào là mảnh đất giàu truyền thống và đa dạng văn hóa. 54 dân tộc anh em cùng lịch sử hàng nghìn năm để tạo ra một kho tàng vô giá về di tích, nghi lễ, lễ hội, trò chơi dân gian, thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán, truyền thuyết, hình tượng anh hùng...

Xã hội hóa nghệ thuật nói chung và nghệ thuật truyền thống nói riêng là “lời giải” để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. TP đã có chủ trương và nhiều đơn vị đang thực hiện. Song gần đây, câu chuyện này đang thực sự “nóng” dần lên với những chuyển động thấy rõ.

Theo Kế hoạch số 173/KH-SVHTT ngày 17/5/2018 của Sở VH&TT Hà Nội về triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mỗi năm ngành nghệ thuật biểu diễn dàn dựng và biểu diễn từ 15 - 20 vở mới, trong đó TP chỉ đầu tư cho các đơn vị nghệ thuật công lập dàn dựng mỗi năm không quá 2 vở. Muốn đạt mục tiêu trên, buộc các đơn vị phải xã hội hóa một phần theo hình thức diễn hợp đồng, chủ động hợp tác, xin tài trợ, cho thuê một phần diện tích trụ sở kinh doanh...

“Kho báu” đang dần khai phá

NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học, Nghệ thuật Hà Nội nhìn nhận: Trong nền công nghiệp văn hóa Thủ đô, nghệ thuật truyền thống chính là “kho báu”. Khác với những nguồn tài nguyên vật chất, việc khai thác nghệ thuật truyền thống trong phát triển công nghiệp văn hóa không hề khiến các giá trị văn hóa hao hụt, mà càng tăng thêm. Với giá trị tốt đẹp, tính thẩm mỹ cao, nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, mà còn là “tấm khiên” bảo vệ mỗi người trước những văn hóa phẩm độc hại trong đời sống.

Giá trị của nghệ thuật truyền thống có thể kể đến show thời trang thổ cẩm và sự gắn kết với 35 dân tộc Việt Nam. Quan họ Bắc Ninh, nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên - hai di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận được giới thiệu tại World Expo - Triển lãm Thế giới diễn ra tại Dubai đã trở thành hiện tượng. Hơn 20 nghìn người tham dự sự kiện đã vô cùng thích thú với loại hình di sản này của Việt Nam.

Định kỳ tổ chức 2 năm một lần (trừ năm 2021 và 2022 phải tạm hoãn vì dịch bệnh Covid-19), Festival Huế với hàng loạt các hoạt động giới thiệu di sản văn hóa truyền thống luôn là sự kiện hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Các nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế, Nghệ thuật Ca kịch Huế… cùng với Ðoàn nghệ thuật truyền thống dân tộc tỉnh Lào Cai, Đoàn nghệ thuật dân tộc Đắk Lắk… mang đến cho du khách những bữa tiệc văn hóa cuốn hút, nhiều màu sắc. Chính sân chơi thường niên này đã trở thành điểm hẹn thúc đẩy doanh thu du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có 27 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp của trung ương và Hà Nội giữ gìn và phát huy nhiều môn nghệ thuật truyền thống, như: Chèo, tuồng, cải lương, xẩm, ca trù, chầu văn, múa rối… Nhờ thế mạnh nghệ thuật múa rối nước độc đáo, cùng ý thức liên tục nâng cao chất lượng nội dung, dịch vụ, hàng chục năm qua, trước khi dịch Covid-19 kéo đến, Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn “sống” khỏe, duy trì 6 - 8 suất diễn một ngày. Đây cũng là nơi giữ kỷ lục châu Á về việc sáng đèn cả 365 ngày trong năm.

Nhà hát Chèo Hà Nội với chương trình “Long thành diễn xướng” hướng đến phục vụ du khách quốc tế, “Hà Nội đêm thứ bảy” dành cho người yêu chèo đang duy trì hoạt động, đã có thể tự chủ được khoảng 40%. Các đơn vị nghệ thuật truyền thống khác như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam với nhiều chương trình linh hoạt, dành riêng cho khán giả trong và ngoài nước, đến nay, đã tự chủ được từ 30 - 50%.

Những ví dụ điểm trên để cho thấy 1 bức tranh sáng sủa từ ngành nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên kho tàng ấy đã được phát huy hết giá trị, để đưa văn hóa đóng góp vào nguồn GDP của đất nước hay chưa vẫn còn là câu hỏi còn nhiều trăn trở.

"Văn hóa nghệ thuật truyền thống có khả năng đóng góp không nhỏ vào kinh tế. Một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đã làm rất tốt việc dùng văn hóa thu hút công chúng trong nước lẫn khách du lịch quốc tế. Nhiều chương trình văn hóa hấp dẫn còn được xuất khẩu. Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa nghệ thuật truyền thống phong phú, nhưng chưa phát huy được. Đó là điều khiến tôi trăn trở nhiều năm qua." - NSND Đặng Hùng

(Còn nữa)

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Xuất khẩu sách văn hóa Việt sang thị trường Trung Quốc
    Sáng ngày 20/5, tại đường Sách thành phố Hồ Chí Mình, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (CHIBOOKS) đã tổ chức Lễ ký bản quyền Tủ sách văn hóa Việt xuất bản sáng tiếng Trung và Lễ trao xác nhận Chi JSC là đại diện Việt Nam duy nhất đưa sản phẩm văn hóa Việt vào thị trường Trung Quốc.
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga hành khách T2, sân bay Nội Bài
    Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 trong giai đoạn hiện nay để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
  • Phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường 'Giấc mơ xanh'
    Ngày 20/5, tại Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội,), Báo Tiền Phong phối hợp cùng Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ phát động cuộc thi tìm hiểu môi trường "Giấc mơ xanh".
Đừng bỏ lỡ
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
Để nghệ thuật truyền thống hái ra tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO