Theo đó, để hồ sơ có tính khoa học và thuyết phục, ngà y 8/8, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học Hồ sơ bia đá các khoa thi Tiến sĩ (1442 “ 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu văn hoá.
Bia đá, các khoa thi Tiến sĩ là những tấm bia bằng đá, trên đó khắc bà i văn bằng chữ Hán ghi lại lịch sử các khoa thi Tiến sĩ được tổ chức từ năm 1442 - 1779. Nội dung bà i văn bia thể hiện mục đích cơ bản cũng như quan điểm đà o tạo nhân tà i của các triửu đại phong kiến Việt Nam.
Khoa thi Đình là khoa thi cao nhất trong hệ thống khoa cử VN, nhằm tuyển chọn những trí thức cao cấp nhất và o các chức vụ triửu đình. Khoa thi đầu tiên là khoa thi Hương, sau đó là thi Hội tổ chức tại Kinh Đô, cuối cùng là thi Đình “ khoa thi do vua trực tiếp tổ chức tại Hoà ng cung.
Bia tiến sĩ tại Văn Miếu Hà Nội
82 tấm bia Tiến sĩ tại di tích Văn Miếu Hà Nội được dựng trong thời gian từ năm 1484 “ 1780 ghi lại lịch sử của 82 khoa thi dưới triửu Lê và Mạc. Mỗi tấm bia được dựng cho một khoa thi, như vậy, mỗi bà i ký trên bia là nguồn sử liệu phong phú vử một khoa thi, vử một thời điểm của lịch sử đất nước. Toà n bộ 82 bà i văn trên bia tạo nên nguồn sử liệu vô cùng quý giá vử lịch sử nửn giáo dục Việt Nam trong suốt hơn 300 năm (1442 “ 1780).
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đánh giá: Ngoà i nguồn sử liệu quý giá giúp các nhà sử học nghiên cứu vử tiểu sử hà ng ngà n danh nhân Việt Nam như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh..., thì các bà i ký trên bia đá do các bậc đại nho viết còn nói lên những nét văn hoá độc đáo của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, những địa danh xưa mà nay không còn nữa.
Bia Tiến sĩ giúp chúng ta nghiên cứu vử nửn điêu khắc và nghệ thuật của Việt Nam xưa, bởi chúng là những công trình nghệ thuật đặc sắc được các nghệ nhân, nghệ sĩ hà ng đầu thời bấy giử tạo tác. Các nhà mử¹ thuật, nghệ sĩ tạo hình có thế học hửi và phát huy những nét hoa văn và môtíp tạo hình trên mỗi bia đá.
Đá dùng là m bia là đá thanh thạch rất cứng, chịu được mà i mòn, lấy chủ yếu từ Thanh Hoá. Công việc tạo dáng - khắc bia phức tạp, đòi hửi mất nhiửu thời gian, công sức và kử¹ năng.
Giáo sư Vũ Khiêu nhận định, với vai trò là một trung tâm giáo dục lớn nhất của nước ta thời bấy giử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyửn thống văn hoá giáo dục quý báu. Trong đó, có truyửn thống tôn sư trọng đạo, trọng hiửn tà i của đất nước. Nên theo truyửn thống, ngà y mùng 3 Tết, hà ng nghìn người đã đến Văn Miếu để chiêm ngườ¡ng những tấm bia, giống như tử lòng kính trọng đối với người thầy của mình. Tác dụng xã hội của những tấm bia xưa kia, bây giử và mai sau thật lớn lao không kể xiết.
Kết thúc hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hoá, đại diện cơ quan chức năng đửu nhất trí quan điểm: bia Tiến sĩ tại Văn Miếu Hà Nội là một loại hình tư liệu truyửn thống phổ biến, đồng thời có giá trị lớn để nghiên cứu những tà i liệu chữ Hán cổ. Văn bia viết bằng chữ hán cổ, tuy nhiên lại được đọc theo cách phát âm của người Việt, vì thế chúng có thể là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứu ngôn ngữ Việt xưa. Mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật; tà i liệu khắc trên đá cũng là loại hình đặc biệt của di sản tư liệu, là m phong phú thêm cho thể loại của Ký ức thế giới.
Hy vọng một ngà y không xa, ngoà i khối tà i liệu Mộc bản triửu Nguyễn (1802 “ 1945) đã chính thức được UNESSCO công nhận là Di sản tà i liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới ngà y 30/7/2009, thì 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng sẽ sớm được công nhận và trở thà nh một sự kiện vô cùng ý nghĩa để kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội như lời Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã khẳng định.