Chuyển động Hà Nội

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch Thủ đô

Hoa Quỳnh - Hải Truyền 21:02 13/06/2023

Xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) - vùng đất ven sông Hồng giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, vừa được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là điểm du lịch. Đây là bước tạo đà để Yên Mỹ phát triển du lịch, cũng là dịp địa phương chung sức thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô.

Nhiều tài nguyên để phát triển du lịch

Đến đầu xã Yên Mỹ một ngày đầu hạ, hàng cây hoa ngũ sắc tỏa hương ngào ngạt được trồng dọc hai bên đường đã mê hoặc chúng tôi. Ruộng đồng xanh tốt, làng quê yên ả, đất đai màu mỡ, có tuyến đê và đường thủy sông Hồng nên Yên Mỹ rất thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu kinh tế văn hóa với các địa phương trong và ngoài Thành phố. Đặc biệt, Yên Mỹ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch không phải vùng đất nào ở Hà Nội cũng may mắn có được.

img_0102.jpg
Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ Nguyễn Hồng Dương chia sẻ với Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội về việc phát triển du lịch của địa phương.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dương cho biết, ngày 18/5/2023, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 2802/QĐ-UBND công nhận xã là điểm đến du lịch của Thủ đô. 11 địa điểm tại Yên Mỹ có bề dày văn hóa, lịch sử hoặc các khu du lịch sinh thái, trải nghiệm độc đáo, mỗi năm thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài Hà Nội đến tham quan, trải nghiệm, vui chơi, giải trí những năm qua.

Những địa điểm đó là: Đình làng Yên Mỹ xây dựng vào năm 1837 thờ Thành Hoàng Làng Cao Sơn Đại Vương, với kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thế kỷ XIX; Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia chùa Yên Mỹ (tên gọi khác là Thanh Lan Tự) in dấu tích quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 20 (năm 1794), hệ thống 35 pho tượng được đúc vào thế kỷ thứ 19; di tích Núi Chùa có 200 loại thực vật quý khác nhau, trên đỉnh núi có tảng đá saphia được chuyển từ núi Ngũ Hành Sơn về.

Bên cạnh đó còn có Nhà truyền thống xã Yên Mỹ với 300 hiện vật trưng bày, có những hiện vật trên 100 tuổi, không chỉ là nơi giáo dục truyền thống văn hóa – lịch sử cho thế hệ trẻ, nơi này cũng hút hàng nghìn người ở địa phương khác đến tham quan. Nằm kề nhau, Đền nhà Bà và Nhà thờ họ Đặng - cụm “Di tích lịch sử cấp Thành phố” tạo thành một quần thể tâm linh, khách thập phương thường đến chiêm bái cầu mong sức khỏe, tài lộc mỗi khi đến Yên Mỹ. Ngoài ra, xã ven sông Hồng còn có các khu du lịch sinh thái Đầm Tròn, Vườn Chim Việt, Khu trồng rau thủy canh Đức Phát rất thu hút du khách.

img_0108.jpg
Hiện vật trưng bày trong Nhà truyền thống xã Yên Mỹ.

Đáng kể còn có khu du lịch trải nghiệm Vạn An – Hải Đăng, nhiều năm đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các em học sinh trong và ngoài Hà Nội. Hàng vạn em từ cấp Mầm non tới Đại học đã đến đây học tập, trải nghiệm vui chơi. Sinh viên Đại học thì nghiên cứu nông nghiệp ở các trang trại, các em học sinh nhỏ tuổi lại trồng rau, đào khoai, bắt cá, chăm sóc vật nuôi, học phương pháp thủy canh, trồng nấm. Tại đây, các em còn hòa mình vào các trò chơi dân gian kéo co, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đập chiêng, tìm hiểu tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, nặn tò he, tập viết thư pháp... Qua đó giúp các em học sinh hiểu được giá trị của sức lao động, hiểu biết về các nghề truyền thống, các trò chơi giân gian của Việt Nam.

“Có 3 tiêu chí để Yên Mỹ được công nhận là điểm đến du lịch. Ngoài nguồn tài nguyên tôi vừa chia sẻ, địa phương còn đảm bảo cơ sở hạ tầng, tình hình an ninh chính trị ổn định”- ông Nguyễn Hồng Dương thông tin thêm. Theo lãnh đạo chính quyền xã Yên Mỹ, xã không có ai phạm tội, không có điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội.

Được sự quan tâm của Thành phố Hà Nội cũng như sự giúp đỡ của huyện Thanh Trì, cơ sở hạ tầng tại xã Yên Mỹ đã được đầu tư trong nhiều năm qua. 100% đường xã, liên xã, đường thôn và liên thôn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, cây xanh bao phủ, đủ biển báo, biển chỉ dẫn, đèn chiếu sáng hiện đại. Hệ thống wifi miễn phí đã phủ ở các điểm công cộng (UBND xã, nhà văn hoá thôn, trường học, bưu điện văn hóa xã, trạm y tế); các điểm du lịch, phục vụ nhu cầu truy cập thông tin của người dân và du khách.

yen-my-2-.jpg
Các em học sinh trong hoạt động trải nghiệm nông nghiệp tại khu du lịch trải nghiệm Vạn An – Hải Đăng.

Đến xã Yên Mỹ hiện nay, 4,5 km tuyến đường hoa thạch thảo và hoa ngũ sắc cũng tạo thiện cảm với nhiều người. Các tuyến đường hoa này được thực hiện theo mô hình xã hội hóa, chính quyền cùng các cán bộ hội viên hội Phụ nữ, các đoàn thể chăm sóc và kết hợp tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm vào sáng thứ bảy hàng tuần. Nhờ vậy các tuyến đường tại Yên Mỹ luôn xanh - sạch - đẹp, trở thành điểm “check in” với nhiều du khách.

Hành trình tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu, chính quyền xã Yên Mỹ đã lắp 32 camera an ninh trên toàn địa bàn theo hướng xã hội hóa. Ông Nguyễn Hồng Dương cho rằng, điều này vừa góp phần đảm bảo an ninh chính trị địa phương, vừa để phục vụ phát triển du lịch, bởi chắc chắn nơi nào an ninh tốt thì người dân sẽ yên tâm tìm tới vui chơi, khám phá và trải nghiệm.

Chung tay tạo sức bật cho ngành du lịch

Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ cho biết, địa phương đang lập đề án phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030. Sau đó, xã sẽ trình UBND huyện Thanh Trì, Sở Du lịch Hà Nội phê duyệt, ra quyết định và xã căn cứ theo đó để triển khai từng nhiệm vụ cụ thể. “Trước khi được UBND Thành phố công nhận điểm đến du lịch, các khu du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm tại địa phương hoạt động chưa đồng bộ, chúng tôi quản lý về mặt pháp luật là chính. Nhưng khi đã là điểm đến du lịch của Thủ đô, xã sẽ đa dạng hóa công tác quản lý”, ông Nguyễn Hồng Dương cho biết.

z4427884439037_01ed68c727d2af6a3748b440b75ba8df.jpg
Đường vào xã Yên Mỹ xanh - sạch - đẹp với hàng cây hoa ngũ sắc hai bên.

Tuy nhiều tiềm năng, nhưng theo lãnh đạo UBND xã Yên Mỹ, để phát triển điểm du lịch cũng có khó khăn, nhất là cơ chế, chính sách. Đơn cử, địa phương có diện tích lớn đất nông nghiệp qua đấu thầu (5 năm/lần), nếu doanh nghiệp làm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái muốn xây nhà lưu trú, khu ẩm thực lại “vướng” luật, vì thế sẽ khó thu hút nhà đầu tư. Địa phương cũng mong nhận được sự hỗ trợ về tài chính để phục vụ phát triển du lịch. Chẳng hạn xã lên ý tưởng quy hoạch 1 hecta đất xây nhà để xe rộng rãi đầy đủ công năng, có ban quản lý, phòng điều hành, nhà chờ hoặc xây kiot giới thiệu sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, đặc sản nông nghiệp thì việc... “đầu tiên” với xã là bài toán khó.

Đối với các điểm di tích đền, chùa, khi được công nhận điểm du lịch, bên cạnh vẫn mở cửa thường xuyên để du khách đến tham quan, chiêm bái giờ đây sẽ có người hướng dẫn, túc trực thường xuyên. Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ cho biết sẽ làm mã QR code tại các di tích để khách tham quan dùng thiết bị điện tử thông minh quét QR, giúp mọi người dễ dàng nắm bắt thông tin, có thêm kiến thức, hiểu biết về di tích hơn.

Là một trong những điểm du lịch của xã, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Giám đốc trang trại tổng hợp Vạn An (bao gồm khu du lịch trải nghiệm Vạn An – Hải Đăng) chia sẻ, việc Thành phố Hà Nội công nhận xã Yên Mỹ là điểm đến du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương. Vì thế, đơn vị sẽ đồng hành với chính quyền xã Yên Mỹ, đã và đang chỉnh trang, đầu tư thêm cơ sở vật chất. “Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng, đổi mới các nội dung văn hóa, lịch sử trong hoạt động trải nghiệm nhằm làm mới, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu dân tộc cho các em học sinh tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống như phòng cháy chữa cháy, phòng chống đuối nước với sự tham gia hướng dẫn của các chuyên gia, cơ quan chuyên môn cho các em”, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết.

yenmy-4-1-.jpg
Học sinh mầm non trong hoạt giáo dục di sản tại điểm du lịch trải nghiệm ở xã Yên Mỹ.

Chia sẻ với Phóng viên Người Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dương bày tỏ, với tài nguyên phong phú, được sự quan tâm của Thành phố, hỗ trợ từ UBND huyện Thanh Trì cùng các ban ngành, sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị xã Yên Mỹ, nhân dân đồng hành; du lịch địa phương tới đây sẽ phát triển hơn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị du lịch. “Hơn nữa, điều này góp phần thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 về việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương”, ông Nguyễn Hồng Dương, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Chi tiết 126 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025
    Ngày 16/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Bứt phá vì tương lai Thủ đô: Tập trung cho những mục tiêu lớn trong kỷ nguyên mới
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh, Ban Thường vụ Thành ủy sẽ tập trung triển khai hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hướng tới xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại. Theo đó, từ ngày 20 đến 26/6/2025, Hà Nội sẽ vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đồng thời hoàn tất công tác bố trí cán bộ trước ngày 20/6/2025. Mục tiêu là bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để 126 xã, phường mới chính thức đi vào hoạt động ổn định, thông suốt từ ngày 1/7/2025.
  • Hà Nội: Thành lập 30 Tổ bàn giao, 126 Tổ tiếp nhận để triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Ngày 12/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2902/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ bàn giao, Tổ tiếp nhận về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, khối lượng công việc thực hiện, cơ sở vật chất khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Hà Nội vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ 20/6
    Hà Nội sẽ tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 126 xã, phường nhằm kiểm tra sự phối hợp và tính thông suốt của bộ máy mới trước khi triển khai chính thức từ ngày 1/7.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Báo chí tiếp tục cùng xây dựng, phát triển Thủ đô trong kỷ nguyên mới”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, các phóng viên, nhà báo của báo chí Trung ương và Hà Nội thời gian qua đã thể hiện rõ trách nhiệm xã hội và sứ mệnh nghề nghiệp, luôn bám sát, thông tin kịp thời, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Kết quả phát triển của Thủ đô là công sức của cả hệ thống chính trị. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí Trung ương và thành phố”.
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO