Đặng Thị Khuê

Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Người cách tân và đạt đỉnh cao của nghệ thuật hiện thực
    Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Sáng đã được ghi nhận bởi những danh hiệu cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996); tác phẩm sơn mài “Kết nạp Đảng trên chiến trường Điện Biên Phủ” được công nhận là bảo vật quốc gia; một đường phố ở Mỹ Tho quê hương họa sĩ Nguyễn Sáng được mang tên ông. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội có cuộc trao đổi với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thờ
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Giúp người khuyết tật thổi hồn cho tranh ghép vải
    Hợp tác xã Vụn Art - xưởng học và thực hành ghép tranh vải dành cho những người khuyết tật ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) từ gần một năm nay đã quen với bóng dáng của họa sĩ Đặng Thị Khuê - người đã đồng hành và giúp những người khuyết tật của hợp tác xã thổi hồn cho những bức tranh được làm từ vải vụn. Ở tuổi 73, những tưởng có thể buông bỏ việc “đời” để chuyên tâm với nghệ thuật, nhưng duyên nợ với giá trị di sản, đã đưa bà gắn bó với những số phận không may mắn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO