Đảng bộ và nhân dân Hà Nội với nhà chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn

10/09/2019 14:54

Thăng Long - Hà Nội, vùng đất nghìn năm văn hiến đã có rất nhiều người con ưu tú, chí sĩ yêu nước, anh hùng cách mạng sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì non sông, đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Một trong những hiền tài đó là cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Trưởng ban Thường trực Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, một nhân cách lớn, một nhà chí sĩ yêu nước tài năng, có đạo đức trong sáng, chân thành, khiêm tốn, giản dị, yêu thương đồng bào. Cuộc đời, sự nghiệp của cụ Bùi Bằng Đoàn là tấm gương sáng cho

Đảng bộ và nhân dân Hà Nội với nhà chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn
Cụ Bùi Bằng Đoàn.

Cụ Bùi Bằng Đoàn, sinh năm 1889 trong một gia đình có truyền thống nho học, thuộc làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. Từ truyền thống đó, cụ sớm học giỏi, đỗ đạt và làm quan Thượng thư Bộ hình của triều đình Huế. Trong thời gian này, cụ Bùi Bằng Đoàn đã có công thực hiện cải cách tư pháp, sửa đổi luật pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời của hệ thống tư pháp 17 tỉnh thuộc Trung Kỳ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cụ tham gia chính quyền cách mạng, trở thành một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, có nhiều công lao to lớn đối với Quốc hội và Chính phủ. Dù ở cương vị công tác nào, cụ Bùi Bằng Đoàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, là người mẫu mực, liêm khiết. Không chỉ là nhà chí sĩ yêu nước, cụ còn là một học giả uyên bác, thấm nhuần đạo lý, triết lý phương Đông và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cụ Bùi Bằng Đoàn đã có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam, nhất là đối với phong trào cách mạng tại Hà Nội khi mới giành được chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Cụ Bùi Bằng Đoàn với những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố chính quyền sau Cách mạng Tháng Tám, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp

Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng viết thư mời cụ Bùi Bằng Đoàn tham gia chính quyền cách mạng, trong thư có đoạn viết: “Tôi tài đức ít ỏi, mà trách nhiệm nặng nề. Thấy ngài học vấn cao siêu, kinh nghiệm phong phú. Vậy nên, tôi muốn ngài làm cố vấn cho tôi để giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ hại cho nước nhà dân tộc…”. Từ một vị quan thanh liêm, chính trực làm việc dưới triều đình phong kiến vì mến mộ tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ rời quê hương Liên Bạt, Ứng Hòa ra làm Cố vấn cho Bác Hồ, tham gia xây dựng chính quyền cách mạng vừa mới thành lập.

Lúc này, cụ Bùi Bằng Đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra giúp nước và được giao nhiều trọng trách như: Tham gia Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình; tham gia xây dựng chính quyền mới; tham gia Ban cố vấn Chủ tịch nước, Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ...

Ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban bố sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt do cụ Bùi Bằng Đoàn làm Trưởng ban. Hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt trong thời điểm đất nước vừa mới giành được độc lập là vấn đề cực kỳ khó khăn. Với tri thức, kinh nghiệm phong phú của mình, cụ Bùi Bằng Đoàn đã tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều sắc lệnh có tác động tích cực đến đời sống xã hội, giữ gìn kỷ cương, phép nước, chấn chỉnh và làm trong sạch đội ngũ cán bộ cách mạng trong chính quyền thời kỳ đầu đất nước giành được độc lập. Từ thực tiễn hoạt động hiệu quả của Ban Thanh tra đặc biệt, Chính phủ đã thành lập các ban thanh tra ở các bộ và các vùng ở Trung Bộ và Nam Bộ làm cho hoạt động thanh tra được đều khắp, đồng thời chấn chỉnh những bất cập trong hoạt động của đất nước. Cụ Bùi Bằng Đoàn và những thành viên của Ban Thanh tra đặc biệt được coi là những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tư tưởng Thanh tra nhân dân, Thanh tra cách mạng của Việt Nam.

Đó chính là những công lao to lớn của cụ Bùi Bằng Đoàn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Thủ đô Hà Nội.

Cụ Bùi Bằng Đoàn với những công lao, đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng và củng cố chính quyền

Trong tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (ngày 6-1-1946), cụ Bùi Bằng Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam tại tỉnh Hà Đông và đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 2-3-1946, cụ được bầu vào Ban Thường trực Quốc hội và tham gia lãnh đạo cách mạng. Trên cương vị mới, cụ đã có những đóng góp quan trọng vào việc ký kết bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, tạm thời hòa hoãn thực dân Pháp, giúp Đảng và Chính phủ có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài.

Cùng với hoạt động xây dựng, củng cố chính quyền, cụ Bùi Bằng Đoàn với uy tín của mình đã tham gia các hoạt động quần chúng rộng rãi như tham gia hội nghị thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) tháng 5-1946 tại Hà Nội nhằm thu hút tất cả các thành viên trong các đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo tham gia với mục đích xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Ở Hà Nội, sau khi Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời, Mặt trận Liên Việt hình thành bao gồm các đoàn thể cứu quốc, các đảng phái yêu nước trong Mặt trận Việt Minh và các lực lượng yêu nước, các nhân sĩ trí thức ngoài Mặt trận Việt Minh, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân Thủ đô thực hiện công cuộc kháng chiến kiến quốc[1].

Trong 8 tháng hoạt động kể từ kỳ họp thứ nhất tháng 3-1946 đến kỳ họp thứ hai tháng 11-1946, cụ Bùi Bằng Đoàn và Hội Liên Việt đã nỗ lực hoạt động, giữ vững nguyên tắc dân chủ cùng Chính phủ đưa nước nhà vượt qua mọi khó khăn, giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ. Tháng 11-1946, tại kỳ họp thứ hai, cụ Bùi Bằng Đoàn được cử làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cho cụ Nguyễn Văn Tố.

Cuối năm 1946, tình hình Thủ đô và đất nước cực kỳ khó khăn do các hoạt động gây hấn của Pháp và sự quấy phá của các thế lực phản động. Từ đầu tháng 12-1946, những vụ khiêu khích và gây xung đột xảy ra thường xuyên trên đường phố Hà Nội. Ngày 18-12-1946, chúng hạ tối hậu thư đòi nắm quyền kiểm soát trật tự trong thành phố… Ngang ngược hơn, chúng đòi tước bỏ chủ quyền của ta, bắt ta phải đầu hàng, thực dân Pháp quyết cướp nước ta một lần nữa. Trước tình hình trên, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp đấu tranh cách mạng thích hợp, thực hiện mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc[2]. Trước ngày toàn quốc kháng chiến, được sự chỉ đạo của Trung ương, Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây đã xây dựng các trận địa, phòng tuyến chiến đấu, đồng thời xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho nhân dân địa phương tản cư khi chiến sự lan tới. Nhân dân Hà Nội tích cực tham gia việc tháo gỡ, vận chuyển máy móc, kho tàng của Chính phủ chuyển lên Hòa Bình, Phú Thọ, Việt Bắc. Các cơ quan nhà nước lần lượt sơ tán ra khỏi Hà Nội, cụ Bùi Bằng Đoàn cùng Ban Thường trực Quốc hội sơ tán về xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông hoạt động. Nhà riêng của cụ Bùi Bằng Đoàn trở thành nơi làm việc của Ban Thường trực Quốc hội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Cùng với các địa phương trong cả nước tập trung xây dựng lực lượng cách mạng, làng Liên Bạt những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ khí thế cách mạng vô cùng sôi sục, toàn dân tin tưởng ủng hộ kháng chiến. Người dân Hà Nội tản cư về ngày một nhiều, chính quyền địa phương đã cho xây dựng các khu nhà tranh mái lá và một số cửa hàng buôn bán phục vụ nhân dân tản cư trong thời gian thành phố Hà Nội bị địch tạm chiếm.

Giúp việc hằng ngày cho Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn và Phó Trưởng ban Tôn Đức Thắng là hai thư ký và con trai cụ Bùi Bằng Đoàn là Bùi Nghĩa phụ giúp. Trong thời gian các cơ quan Chính phủ sơ tán về vùng Liên Bạt, Ứng Hòa, ngôi nhà của cụ Bùi Bằng Đoàn cũng là nơi được đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ đến thăm và làm việc như Hoàng Minh Giám, Hoàng Tích Trí… Cụ Bùi Bằng Đoàn còn đón tiếp bà con xóm làng, đại diện các ngành, chính quyền xã, huyện, tỉnh đến để cụ cung cấp những thông tin mới về tình hình trong nước và Thủ đô, bày tỏ sự tin tưởng vào tài đức của cụ khi đảm đương những trọng trách của Tổ quốc. Đây cũng là nguồn động viên cụ khi tuổi cao mà vẫn gắng sức cùng con cháu giành giữ cho được nền độc lập dân tộc và kháng chiến chống Pháp.

Đến tháng 12-1946, sau khi giặc Pháp chiếm Hà Đông và mở rộng phạm vi chiếm đóng, xã Liên Bạt, Ứng Hòa cũng là vùng trực tiếp bị uy hiếp. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ quyết định chuyển toàn bộ cơ quan đầu não lên An toàn khu ở Sơn Dương, Tuyên Quang để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ cho đến thắng lợi hoàn toàn.

Trên cương vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội, cụ Bùi Bằng Đoàn sống và làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội ủy nhiệm là tham dự các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để góp ý kiến trong mọi công việc kháng chiến. Cụ Bùi Bằng Đoàn đã không phụ lòng tin của Quốc hội và của quốc dân đồng bào cả nước, cụ đã tham gia đóng góp vào việc cải tổ nhân sự của Chính phủ năm 1947; chỉ đạo các đoàn đại biểu các khu vực, lấy nguyện vọng nhân dân góp ý cho Quốc hội và Chính phủ lãnh đạo kháng chiến; tham dự các sinh hoạt trọng đại như lễ thụ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tháng 7-1948… Ngoài các hoạt động đối nội, lập pháp, cụ Bùi Bằng Đoàn còn có các hoạt động đối ngoại tích cực, trả lời báo, đài phát thanh trong và ngoài nước về một số vấn đề trọng đại của đất nước.

Trân trọng đóng góp của cụ với nhiệm vụ chung, mùa xuân năm 1948, Bác Hồ tự tay viết bài thơ chữ Hán tặng cụ Bùi Bằng Đoàn với nhan đề “Tặng Bùi Công” thể hiện tình cảm sâu sắc, gần gũi thân thương, khiến cụ rất xúc động:

“Xem sách, chim rừng vào cửa đậu/Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi/Tin vui thắng trận dồn chân ngựa /Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài”

Đến tháng 9-1948, trong điều kiện kháng chiến trên chiến khu còn nhiều khó khăn, do tuổi cao, cụ Bùi Bằng Đoàn bị ốm nặng. Trung ương, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, bố trí các bác sĩ chữa trị và đưa cụ về gần Hà Nội để có điều kiện chữa trị thuận lợi hơn. Trong thời gian chữa bệnh, cụ vẫn giữ liên hệ với chiến khu, thường xuyên qua thư từ và góp ý với Trung ương về những vấn đề mà cụ quan tâm. Cụ còn viết bài đăng báo động viên quân dân tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Cả cuộc đời cụ Bùi Bằng Đoàn luôn tận tụy, nghiêm túc trong công việc, cố gắng cống hiến cho đất nước, Quốc hội, nỗ lực làm tròn nghĩa vụ của người đại biểu nhân dân tới trọn đời.

Đảng bộ và nhân dân Hà Nội nguyện học tập, làm theo tấm gương đạo đức của cụ Bùi Bằng Đoàn, một nhân cách lớn, cả cuộc đời vì dân, vì nước

Cuộc đời và sự nghiệp của cụ Bùi Bằng Đoàn, người con ưu tú của vùng đất Liên Bạt, Ứng Hòa (Hà Nội) là tấm gương tiêu biểu, điển hình của người Việt Nam yêu nước được kết tinh từ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương. Vùng đất Ứng Hòa “địa linh nhân kiệt” nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng tâm hồn và lý tưởng cách mạng của cụ Bùi Bằng Đoàn. Từ chức quan Tri huyện tập sự huyện Nghĩa Hưng - Nam Định[3]… rồi làm đến chức Thượng thư Bộ hình triều đình Huế (Bộ Tư pháp ngày nay); từ một quan lại cao cấp thời kỳ phong kiến, cụ đã đến với lý tưởng cách mạng, sẵn sàng chấp nhận khó khăn gian khổ, hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Cuộc đời hoạt động sôi nổi và phong phú của cụ Bùi Bằng Đoàn là bản hùng ca bất tử, biểu tượng sáng ngời về nhân cách, tài năng và trí tuệ Việt Nam, là kết tinh truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ và quê hương Liên Bạt, Ứng Hòa.

Ở bất cứ cương vị nào, cụ Bùi Bằng Đoàn cũng thể hiện là một tấm gương sáng, trọn đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ghi nhận những cống hiến và công lao đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã truy tặng cụ Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất; thành phố Hà Nội đã chọn một con đường mang tên Bùi Bằng Đoàn.

Phát huy tinh thần yêu nước của cụ Bùi Bằng Đoàn và những bậc tiền bối cách mạng khác, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội nguyện học tập tấm gương ngời sáng về lòng tận tụy, đức hy sinh trọn đời vì đất nước, vì nhân dân; đẩy mạnh thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 05-CT/TƯ (ngày 15-5-2016) của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sáng về đạo đức, lối sống; hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn, nhà cách mạng tiền bối tiêu biểu của Thủ đô và cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô nguyện tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đó chính là ý chí, quyết tâm và là hành động cách mạng thiết thực, có ý nghĩa cao đẹp nhất để tưởng nhớ, tri ân chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn và những đóng góp to lớn của cụ với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của Đảng bộ Hà Nội trong thời kỳ mới.      

_______

[1] Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1930-2000, sđd trang 168.

[2] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, tập 2 (1945-1954), tr 38.

[3] Cụ Bùi Bằng Đoàn còn giữ chức Tri huyện Thanh Ba, Tam Nông - Phú Thọ; Đại Từ - Thái Nguyên; Văn Lâm - Hưng Yên; Tiên Du - Bắc Ninh; Xuân Trường - Nam Định. Từ năm 1926-1933 cụ Bùi Bằng Đoàn lần lượt giữ các chức vụ: Án sát tỉnh Lạng Sơn; Quyền Tuần phủ và Tuần phủ tỉnh Cao Bằng; Bố Chính tỉnh Phúc Yên; Án sát tỉnh Bắc Ninh; Tuần phủ tỉnh Ninh Bình…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
  • Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng
    Bà Đặng Hương Giang – Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội vừa cho biết, 6 tháng năm 2025, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15,56 triệu lượt khách, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội 6 tháng năm 2025 ước đạt 62,366 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Hợp nhất Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam
    Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 24/6/2025 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ VHTTDL, đồng thời chỉ đạo việc tổ chức lại, sắp xếp lại các đơn vị này theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
  • Thị xã Sơn Tây sẵn sàng thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Thành ủy Hà Nội và Công văn số 5537-CV/BTCTU ngày 16/6/2025 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội, Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây triển khai vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hành, kiểm nghiệm các mô hình tổ chức, quy trình vận hành mới, chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Đảng bộ và nhân dân Hà Nội với nhà chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO