Sự kiện & Bình luận

Đại biểu Quốc hội cân nhắc việc bổ sung thu phí giao thông nội đô vào Luật Đường bộ

Phan Anh 16:05 21/05/2024

Sáng 21-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ bảy, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ.

Cân nhắc bổ sung thu phí vào nội đô

nguyen-phuong-thuy-2.jpg
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) bày tỏ thống nhất với nhiều nội dung báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đại biểu, dự thảo luật quy định, tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị, nhưng không bao gồm phần công trình đường bộ đi ngầm dưới mặt đất, xây dựng trên sông, hồ, phải bảo đảm quy định.

Theo đó, đô thị loại đặc biệt từ 18% - 26%; đô thị loại 1 từ 16 % - 24%; đô thị loại 2 từ 15% - 22%; đô thị loại 3 từ 13% - 19%; đô thị loại 4 từ 12% - 17%; đô thị loại 5 từ 11% - 16%. Dự luật cũng quy định đô thị có yếu tố đặc thù thì tỷ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ so với đất xây dựng đô thị quy định đô thị có đường biên giới quốc gia, đô thị ở hải đảo, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...

Nữ đại biểu cho rằng, hiện tại cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều đã được phép quy định các loại phí chưa được quy định trong luật. Đặc biệt, một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Tuy nhiên, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

Về các loại phí liên quan đến sử dụng đường bộ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc việc bổ sung thu phí vào nội đô áp dụng với ôtô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị, trong những khung thời gian nhất định.

“Một mặt để hạn chế sử dụng quá mức phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị, đồng thời bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ và hệ thống giao thông công cộng”, đại biểu nói.

Nếu Luật Đường bộ và Luật Phí, lệ phí có quy định chính thức loại phí này, đồng thời giao HĐND cấp tỉnh quy định về phạm vi, địa bàn, đối tượng, mức áp dụng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai tại các địa phương. Từ đó, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc tại các thành phố lớn.

Quy định tỷ lệ đất hạ tầng đường bộ trong đô thị chưa phù hợp

quoc-hoi-21-5.jpeg
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quốc hội

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn) đề nghị bổ sung hành vi lập chốt thu phí sử dụng đường bộ trái pháp luật.

Đại biểu lý giải cho đề xuất này là trước thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp người dân tự ý lập chốt thu phí. Mặt khác, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng hoặc thành lập trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước đồng ý. Do đó việc bổ sung hành vi này vào điều cấm là phù hợp.

Phát biểu ý kiến, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu ý kiến về việc tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật và tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc do chưa có quy định xử lý liên quan đến thực trạng tại các trạm thu phí đã ngừng hoạt động mà không chịu tháo dỡ để trả lại mặt đường, gây bất tiện trong lưu thông, làm cản trở giao thông cho những người qua lại tại khu vực này.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cho biết, mặc dù cử tri đã kiến nghị, phản ánh rất nhiều lần nhưng thực trạng vẫn vậy. Đáng chú ý là đã có những vụ tai nạn giao thông xảy ra ở những khu vực này do chưa có quy định chế tài về trách nhiệm. Mọi thiệt hại nếu xảy ra đều thuộc về người dân và người tham gia giao thông.

Vì vậy, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị trong dự thảo Luật Đường bộ lần này, cần bổ sung quy định về trách nhiệm tháo dỡ, trả lại mặt bằng đối với các trạm thu phí đã dừng hoạt động, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tới./.

Bài liên quan
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • Chuyện cùng em về Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Chuyện cùng em về Hà Nội của tác giả Chử Văn Long nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Di sản công nghiệp - tài sản lớn trong kiến thiết đô thị Hà Nội
    Sau khi Thủ đô giải phóng, năm 1958, miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Và để xây dựng cơ sở vật chất của thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”. Từ năm này đến cuối năm 1964 khi Mỹ bắt đầu ném bom, cả miền Bắc là đại công trường nhộn nhịp.
  • Hà Nội tuyển dụng 253 viên chức ngành giáo dục
    UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành Thông báo số 1052/TB-UBND ngày 11/10/2024 về việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận Thanh Xuân.
  • Quán quân Đường lên đỉnh Olympia muốn trở thành lập trình viên máy tính
    Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 mơ ước trở thành một lập trình viên máy tính để đóng góp thật nhiều cho xã hội, cho sự phát triển công nghệ ở Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
  • Khám phá “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Hải Vân Quan bằng bản đồ du lịch 3D
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan để mang đến cho du khách tham quan có cơ hội bước vào một thế giới văn hóa, lịch sử và công nghệ hòa quyện độc đáo, thú vị.
  • Mùa ấy có theo về
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa ấy có theo về của tác giả Trần Gia Thái nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Hội Nhà văn Việt Nam ký kết hợp tác với Viện Văn học Pakistan
    Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 15/10/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội với Viện Văn học Pakistan.
  • Phát huy sức lan tỏa mạnh mẽ qua phong trào "Dân vận khéo" Thủ đô
    Ngày 15/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức trao giải Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • [Podcast] Phở Hà Nội – Từ gánh hàng rong đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Không biết phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng. Nhà văn Thạch Lam trong “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” viết: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”... Vừa qua, phở Hà Nội vừa được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đại biểu Quốc hội cân nhắc việc bổ sung thu phí giao thông nội đô vào Luật Đường bộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO