Đà Nẵng: Thị trường khách MICE quốc tế hứa hẹn khởi sắc

PV| 03/02/2023 15:54

Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023, Thành phố đã đón các đoàn khách MICE (hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện) đến từ các thị trường Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc...

don-doan-khach-mice-quoc-te-den-da-nangjpg-2-1675300490592988569179.jpg
Khách quốc tế đang dần trở lại Đà Nẵng - Ảnh: VGP

Cụ thể, Đà Nẵng đã chào đón gần 1.200 khách MICE trong tháng 1, trong đó đoàn 33 khách Công ty IndiaRF đến từ Ấn Độ của lữ hành Sannatour, đoàn 81 khách của Công ty SK Finance Limited của Ấn Độ, đoàn 44 khách của Công ty Rockman Industries, đoàn 500 khách của Công ty Allybuild Việt Nam do Vietravel khai thác. Đặc biệt, Thành phố đã chào đón gần 500 khách Ấn Độ tham dự đám cưới ngay trong những ngày Tết Nguyên đán 2023.

Theo thông tin từ các đơn vị lữ hành và sự kiện, dự kiến trong thời gian tới, thị trường khách MICE quốc tế đến Đà Nẵng sẽ có nhiều khởi sắc, trong đó, tháng 3 sẽ có hơn 350 khách Malaysia, cũng như nhiều đoàn khách nội địa và quốc tế khác.

Đại diện Công ty lữ hành Indochina Charmtours đã đưa đoàn khách MICE từ Malaysia đến Đà Nẵng cho hay, trong tương lai, công ty sẽ khai thác nhiều đoàn khách MICE đến với Đà Nẵng hơn, bởi Thành phố có đầy đủ các yếu tố cần thiết để đáp ứng nhu cầu về du lịch MICE, như cơ sở vật chất hiện đại, giá thành dịch vụ phù hợp, giao thông thuận tiện và đặc biệt Thành phố có các chính sách tư vấn, hỗ trợ và chào đón dòng khách này.

Trong năm 2022, du lịch Đà Nẵng đã đón 53 đoàn khách MICE với hơn 30.000 khách, trong đó có 8 đoàn quốc tế và 45 đoàn quốc nội. Các đoàn khách MICE được hỗ trợ tư vấn quy trình, thủ tục cấp phép đối với việc tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế tại Đà Nẵng; chào đón tặng hoa, quà lưu niệm tại sân bay; văn nghệ chào mừng tại khách sạn khách lưu trú và các chương trình tiệc giao lưu, teambuiding của đoàn.

Năm 2023, về thị trường trong nước, TP. Đà Nẵng xác định tập trung phát triển thị trường Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh phía Bắc, TPHCM, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên; phát triển phân khúc thị trường du lịch MICE và du lịch học đường.

Về thị trường quốc tế, Thành phố sẽ khôi phục và đẩy mạnh các thị trường quốc tế trọng điểm và truyền thống, từng bước thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch tại khu vực Đông Bắc Á (Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), Ấn Độ; tập trung phân khúc khách có khả năng chi trả cao, khách hàng không; khách sự kiện, lễ hội tầm quốc tế, khách MICE.

Bài liên quan
  • Không đi du lịch Đà Nẵng năm nay, bạn nhớ nhất điều gì?
    Bình minh vẫn đẹp mê hồn trên bãi biển Mỹ Khê, những vườn hoa muôn sắc nở rộ đỉnh Bà Nà và Cầu Vàng mê hoặc như chưa từng xa cách, nhưng thành phố bên sông Hàn lại đượm một cảm giác nhớ nhung, trống vắng. Có lẽ vì lâu không thấy bạn ghé qua…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Kết nối việc làm mỗi ngày: Bài 2- Doanh nghiệp cần người, trung tâm sẵn sàng kết nối
    Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc, tăng tốc phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một trong những “nút thắt” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là bài toán nhân lực – tìm đúng người, đúng kỹ năng trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí. Thay vì loay hoay trên các nền tảng tuyển dụng, không ít đơn vị đã tìm thấy lời giải tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – nơi đang trở thành “cầu nối vàng” giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Hướng dẫn giao thông cho người dân, du khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Ngày 22/4, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe phục vụ nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình.
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Thị trường khách MICE quốc tế hứa hẹn khởi sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO