Cuộc thi Tiếng hát công nhân 2020 đã tìm ra ngôi vị quán quân

Thanh Bình| 08/10/2020 06:56

Tối 7/10 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) đã diễn ra đêm chung kết cuộc thi Tiếng hát công nhân năm 2020. Sau màn tranh tài của 17 thí sinh xuất sắc, ngôi vị quán quân đã được trao cho thí sinh Trần Ngọc Đỉnh, đến từ Sơn La với ca khúc Bài ca trên núi.

Cuộc thi do Báo Văn hóa (Bộ VHTTDL) phối hợp với Công ty CP NCT và Công ty CP SKY Music phát động và tổ chức , với sự tham gia đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas), Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí Việt Nam - CTCP (PCFCCo).
Cuộc thi Tiếng hát công nhân 2020 đã tìm ra ngôi vị quán quân
Thí sinh Trần Ngọc Đỉnh dành ngôi vị quán quân cuộc thi Tiếng hát công nhân mùa 2

Được phát động từ tháng 5/2020 ngay sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch Covid-19 lần thứ nhất, chương trình Tiếng hát công nhân 2020 đã thu hút được 1.030 thí sinh đăng ký tham gia. Trải qua các vòng tranh tài, cuộc thi đã lần lượt lựa chọn được 90 thí sinh xuất sắc nhất bước vào vòng bán kết tại hai miền Nam – Bắc.

Đêm chung kếtvới sự góp mặt của 17 thí sinh tài năng nhất đã diễn ra với nhiều cung bậc cảm xúc. Ngôi vị quán quân đã được trao cho thí sinh Trần Ngọc Đỉnh (Sơn La) với ca khúc Bài ca trên núi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Chia sẻ cảm xúc đăng quang, giọng ca Trần Ngọc Đỉnh  xúc động: “Mọi cảm xúc như vỡ òa. Vượt qua hơn 1000 thí sinh đến từ mọi miền đất nước để đón nhận giải thưởng này là một may mắn và niềm vui quá lớn lao. Đó cũng là kết quả từ những nỗ lực trau dồi bản thân, với niềm đam mê nghệ thuật mà tôi có được…”.

Hai giải Nhì được trao trong đêm chung kết thuộc về các thí sinh Hà Duy Sơn và Ngô Quỳnh Hoa. Ngoài ra, BTC đã trao 3 giải Ba và 11 giải Khuyến khích. Giải thí sinh được yêu thích nhất thông qua tổng đài bình chọn đã được trao cho Đặng Duy Ngọc. Giải thí sinh triển vọng đã được trao cho thí sinh Nguyễn Thị Hải Yến.

Theo đánh giá của NSND Quốc Hưng, Chủ tịch Hội đồng giám khảo, chất lượng các thí sinh tham gia mùa Tiếng hát công nhân năm nay khá đồng đều. Mặc dù không được đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp nhưng sân chơi này đã xuất hiện không ít giọng ca nổi trội. Điều đặc biệt ý nghĩa là Tiếng hát công nhân đã tạo cơ hội để những người lao động, giáo viên, nhân viên văn phòng... được biết thế nào là những sân khấu lớn, giúp họ có cơ hội để công chúng biết đến giọng hát của mình.

Bà Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Trưởng BTC cuộc thi cho biết, bước ra khỏi cuộc thi lần đầu tiên năm 2017, nhiều giọng ca xuất sắc của chương trình Tiếng hát Công nhân đã tiếp tục theo đuổi, chinh phục con đường âm nhạc chuyên nghiệp và được công chúng đón nhận. BTC cuộc thi kỳ vọng ở mùa thi thứ hai, Tiếng hát Công nhân 2020 sẽ tiếp tục tìm kiếm được những giọng ca đẹp, tạo nền tảng để các thí sinh đam mê ca hát có điều kiện thực hiện ước mơ của mình, cũng như sẽ dần tạo nhịp cho một sân chơi quen thuộc, nhiều ý nghĩa giành cho những công nhân, người lao động trong cả nước.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi Tiếng hát công nhân 2020 đã tìm ra ngôi vị quán quân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO