Theo phản ánh của lao động Trần Đình Lực: Tôi đi xuất khẩu lao động nước ngoài ở Kuwait do Công ty Sona đưa đi, hợp đồng làm việc 2 năm và nộp số tiền 40 triệu đồng. Nhưng chúng tôi phải về nước trước thời hạn vì lý do Công ty Sona làm không đúng như hợp đồng đã ký.
Lý do là công nhân ứng tiền cho công ty, bắt công nhân ký lại bảng lương thấp hơn so với hợp đồng, không có lương cơ bản ngày đầu mới sang và cắt tiền ăn của công nhân. Các chế độ của công ty không rõ ràng như: không có Tem Xít cho công nhân trong 3 tháng đầu tiên và trả chậm lương cho chúng tôi.
Cuối cùng, không có cán bộ đứng ra giải quyết cho chúng tôi và tôi cùng với hơn 20 người khác phải về nước trước hợp đồng. Chúng tôi muốn ở lại làm việc nhưng không được, công ty bắt chúng tôi về nước gây ra thiệt hại kinh tế cho chúng tôi và gia đình.
Còn lao động Nguyễn Mậu Anh cho biết, chúng tôi sang bên đó làm việc cho công ty sử dụng lao động là Công ty UGCC nhưng không biết vì lý do gì mà Công ty Hòa Bình lại xuất hiện ở giữa trả lương. Công ty Hòa Bình không có người quản lý và thường xuyên chậm lương của công nhân, dẫn đến xảy ra những cuộc đình công nhưng lại không có người Công ty đứng ra giải quyết.
Vào các kỳ lĩnh lương từ Công ty UGCC thì Công ty Hòa Bình thu lại. Sau khi bị trừ các khoản tiền ăn... Công ty Hòa Bình mới phát lại lương cho công nhân. Công ty Sona đã cho người đại diện sang để giải quyết nhưng không ổn. Cuối cùng hơn 100 công nhân làm việc ở nước ngoài đã đình công và đi tới Công an nước sở tại trình báo. Công ty Hòa Bình đã bỏ trốn và bỏ lại chúng tôi không có tiền ăn cũng như không có người đại diện. Chúng tôi nhiều lần gọi điện báo về công ty Sona nhưng vẫn không có phản hồi nên chúng tôi bị Công ty UGCC cho thôi việc vì không có người đại diện là Công ty Hòa Bình.
Người lao động cho biết: Ở trong nước người lao động ký hợp đồng với Công ty XKLĐ Sona để đi sang nước ngoài làm việc cho Công ty UGCC. Nhưng khi sang Kuwait làm việc thì họ lại bị một công ty thứ ba đứng ra chia lại tiền lương...
Bữa cơm thiếu thốn của người lao động (ảnh do lao động Trần Đình Lực cung cấp)
Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599